Chứng khoán

VN-Index có cơ hội trở về vùng MA200?

 

BTV Hoàng Nam và Nhà sáng lập Take Profit trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital. (Ảnh chụp màn hình). 

Thị trường phiên cuối tuần có một phiên lưỡng lự với cây nến có bóng nến trên dưới đều dài. Mặc dù áp lực bán vẫn luôn hiện hữu, với kịch bản tích cực nhất, VN-Index vẫn được kỳ vong có thể lên đến 1.360 điểm. Đây là đỉnh cũ của sườn bên kia và đồng thời cũng là vùng MA200 hội tụ tại đó.

VN-Index đang cố gắng lấp lại gap down ở nhịp phía trước để bắt đầu rơi vào vùng mà có thể sẽ có rất nhiều nhiễu động, lực cung tiềm năng từ phía bên kia.

Tại chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Phan Khánh Linh, Nhà sáng lập nền tảng Take Profit, cho rằng chúng ta cần xem cách thị trường phản ứng với vùng 1.280 đến 1.310 như thế nào và từ đó đưa ra những quyết định tiếp theo.

Xu hướng hiện tại của VN-Index vẫn là xu hướng đi lên. Tuy nhiên, khi đánh giá một xu hướng thị trường, ta cũng phải quan sát thêm các yếu tố khác liên quan đến biến động của giá và khối lượng.

Hiện tại đang bắt đầu xuất hiện một vài phiên phân phối. Nửa tháng gần đây đã có khoảng 3 phiên phân phối vì vậy nếu xuất hiện thêm 1 - 2 phiên phân phối nữa, nhà đầu tư nên cân nhắc để hạ tỷ trọng.

Ngày phân phối được định nghĩa là Index giảm hơn 0,2%, volume lớn hơn trung bình 20 phiên khoảng 30% đến 50%. Ngày phân phối sẽ xác định khi trước đó là một quá trình tăng giá và xu hướng tăng mạnh dần dần có dấu hiệu chậm lại, chuyển sang sideway up.

Chỉ báo về tâm lý của VN30 là chỉ báo có xác suất đúng khá cao. Khi tâm lý VN30 rơi vào vùng từ 95 đến 100 và bắt đầu suy yếu, trong kịch bản chỉ số cắm xuống thì nhà đầu tư sẽ phải thận trọng cho một cú điều chỉnh tương đối.

Hiện nay đã có cách tính giá đáo hạn chỉ số mới và cách tính mới này có thể giúp giảm đi sự ảnh hưởng của thị trường phái sinh lên thị trường cơ sở. Thông thường, những phiên đáo hạn phái sinh sẽ có biến động khá mạnh vì vậy ta cần quan sát thêm diễn biến giá cũng như volume, cách thị trường phán ứng để đưa ra quyết định phù hợp.

Về phương pháp đầu tư theo phong cách “ăn cá kiểu Nhật”, ông Linh cho rằng thị trường cũng giống như việc ăn cá, cũng chia ra những đoạn đầu, thân và đuôi.

Thị trường đang có vẻ bắt đầu hình thành một “đầu” mới vì vậy nếu như chúng ta thực sự vẫn còn muốn tham gia thì ta sẽ phải thay đổi tư duy về giao dịch trong giai đoạn này bởi nó sẽ khác hoàn toàn với giai đoạn “thân cá”. Kỹ năng chọn cổ phiếu ở thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng khi cơ hội không còn nhiều.

Ông Phan Khánh Linh, Nhà sáng lập Take Profit. (Ảnh chụp màn hình).  

Trong thời gian vừa qua, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đã bị “bào mòn” do chênh lệch tỷ giá. Vay là chuyện bình thường đối với các doanh nghiệp và hầu hết đều vay bằng ngoại tệ, chủ yếu là đô la cho nên chênh lệch tỷ giá đang tạo một gánh nặng lớn về chi phí tài chính.

Trong quý II, một số doanh nghiệp nổi bật như Hoà Phát, Vingroup, Vietnam Airlines, Hoàng Anh Gia Lai đã ghi nhận những phần lợi nhuận bị lỗ do tỷ giá lên đến vài nghìn tỷ đồng. Tỷ giá của Việt Nam từ đầu năm chỉ trượt khoảng hơn 3% so với USD trong khi nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia hay Malaysia thì đồng tiền lại trượt giá khoảng hơn 5% so với USD.

Nhật Bản cũng trượt hơn 20% từ đầu năm, Euro trượt khoảng hơn 12%. Đồng nội tệ của chúng ta đang khoẻ hơn một cách tương đối so với các đồng tiền khác trừ đô la vì vậy với những doanh nghiệp mà vay nợ nhiều bằng đô la thì có thể được hưởng lợi một chút.

Tuy nhiên, với khoản vay liên quan đến Euro hoặc ngoại tệ bị trượt giá sâu như Yên Nhật thì đấy sẽ là một khoản lỗ tỷ giá tương đối lớn. Những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản cũng sẽ bị hạn chế bởi đồng tiền của quốc gia đó đang mất giá cho nên nhà đầu tư cần phải thận trọng trước các doanh nghiệp mà xuất, nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm