Tài chính

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn

Cảng Cát Lái (TP HCM) chính thức nhận 4 cẩu giàn bánh lốp hybrid (RTG Hybrid) đưa vào hoạt động, ngày 11/5. Ảnh: TM

Cảng Cát Lái (TP HCM) chính thức nhận 4 cẩu giàn bánh lốp hybrid (RTG Hybrid) đưa vào hoạt động, ngày 11/5. Ảnh: TM

Đó là giàn cẩu giúp xếp dỡ container.

Mới đây, ngày 11/5, CTCP Vận tải Bộ Tân Cảng đã nhận 4 giàn cẩu RTG Hybrid "made in Vietnam", trị giá gần 2 triệu USD mỗi chiếc. Được biết, thiết bị này do Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Huỳnh Thy cùng với Tập đoàn Mitsui E&S (Nhật Bản) thiết kế và chế tạo. Theo đó, mỗi giàn cẩu này trị giá 1,8 triệu USD.

Đây cũng là hệ thống giàn cẩu chuyên dụng hiện đại đầu tiên do Việt Nam sản xuất trong hoạt động xếp dỡ container tại các cảng. Theo đó, với thiết kế khung thép cao, di chuyển linh hoạt bằng bánh lốp cao su, loại cẩu này đặc biệt phù hợp với các cảng có không gian hạn chế, nhưng yêu cầu hiệu suất vận hành cao. Đặc biệt, điểm nổi bật là việc kết hợp giữa pin lưu trữ năng lượng tái tạo và động cơ diesel công suất nhỏ, giúp thiết bị tiết kiệm này đến 60 - 64% nhiên liệu, đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải CO₂ ra môi trường.

Giàn cẩu RTG Hybrid vừa được bàn giao tại cảng Cát Lái, TP HCM. Ảnh: Huỳnh Thy

Đáng chú ý, 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid lần này được Công ty Huỳnh Thy sản xuất ngay tại Việt Nam, dưới sự giám sát chất lượng của Tập đoàn Mitsui E&S. Đây là một trong những nhà sản xuất thiết bị nâng container hàng đầu Nhật Bản. Ngoài ra, quá trình chế tạo còn có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước như Lilama 18, Vinalift, CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Tân Cảng.

Mỗi giàn cẩu này trị giá 1,8 triệu USD. Ảnh: CT

Mỗi thiết bị hoàn thiện trong khoảng 7 tháng, với tỷ lệ nội địa hóa trên 50%. Tỷ lệ này cũng có thể tăng lên 70% cùng kế hoạch tăng sản lượng lên 20 – 40 chiếc của đơn vị sản xuất trong thời gian tới. Việc này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc làm chủ công nghệ và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bước ngoặt quan trọng trong việc cung ứng thiết bị chuyên dụng phục vụ cảng

Đại diện các bên cung ứng tiếp nhận hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid ký kết hợp tác, ngày 11/5. Ảnh: BM

Ông Atsufumi Takahashi, Tổng giám đốc bán hàng của Mitsui E&S, cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Nhật Bản được chọn để sản xuất cẩu RTG Hybrid. Tuy nhiên, chi phí sản xuất ban đầu loại này ở Việt Nam còn cao, bởi vì đây là dự án thử nghiệm và cần điều chỉnh thiết kế để phù hợp với nhu cầu thị trường. Tổng giám đốc bán hàng của Mitsui E&S cho biết, tập đoàn đang tìm vật liệu trong nước có thể thay thế hàng nhập khẩu để giảm giá thành sản phẩm.

Theo ông Huỳnh Minh Tài, Chủ tịch Công ty Huỳnh Thy, việc sản xuất trong nước hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid và bàn giao cho CTCP Vận tải Bộ Tân Cảng, đơn vị cảng biển hàng đầu Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc cung ứng thiết bị chuyên dụng phục vụ cảng, hạ giá thành thiết bị, đồng thời tăng khả năng tiếp cận công nghệ xanh cho những cảng trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Hơn nữa, việc phát triển thiết bị xanh như RTG Hybrid phù hợp với Chiến lược phát triển logistics quốc gia đến năm 2030. Trong đó đề ra mục tiêu giảm ít nhất 10% lượng phát thải trong vận tải. Chính vì vậy, điều này có ý nghĩa trong bối cảnh phần lớn các cảng tại Việt Nam vẫn đang sử dụng thiết bị diesel thế hệ cũ. Đây được xem là cơ hội để đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển bền vững toàn ngành logistics.

Hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid thực hiện làm hàng đầu tiên tại cảng Cát Lái. Ảnh: BM

Trên thực tế, hiện nay, Việt Nam có hơn 30 cảng biển lớn. Nhưng phần lớn thiết bị xếp dỡ dùng động cơ diesel thế hệ cũ, trong khi sản lượng hàng hóa qua cảng tăng đều hàng năm. Chính vì vậy, việc sản xuất và trang bị các giàn cẩu thế hệ mới giúp các cảng hiện đại hóa hoạt động xếp dỡ và đẩy nhanh chuyển đổi xanh.

Tham gia điều khiển hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid vận hành làm hàng đầu tiên tại cảng Tân Cảng - Cát Lái, tại buổi lễ, Trung tá Phạm Việt Hùng, Giám đốc CTCP dịch vụ kỹ thuật Tân Cảng cho biết, việc tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid góp phần nâng cao năng lực xếp dỡ container, làm hàng tại các cảng, kho bãi của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cũng như giúp cụ thể hóa mục tiêu phát triển xanh hóa dịch vụ cảng, giảm phát thải ô nhiễm, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng. Hơn nữa, việc ký kết hợp tác với đơn vị sản xuất còn khẳng định sự hợp tác mạnh mẽ trong việc phát triển các hệ thống giàn cẩu cảng hiện đại, thân thiện môi trường trong thời gian tới.

Huỳnh Thy hiện là đối tác phân phối chính thức thiết bị Mitsui E&S tại Việt Nam. Doanh nghiệp này đã cung cấp hơn 260 cẩu STS và RTG cho nhiều cảng lớn như Tân Cảng, VIMC, Gemadept, Long An, Phước An…

Huỳnh Thy cũng đang cùng Tập đoàn Mitsui E&S mở rộng sản xuất các dòng cẩu container mang thương hiệu Mitsui Paceco ngay tại Việt Nam, không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu trong khu vực.

Các tin khác

Giá nhà mặt phố Hà Nội vượt 400 triệu đồng/m2

Giá nhà phố tại nhiều quận ở Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, phân khúc nhà mặt phố có khả năng giữ dòng tiền tốt, an toàn trong bối cảnh thị trường bất động sản dần phục hồi.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng trong nước "bỏ xa" thế giới

Sáng nay (14/5), giá vàng trong nước tăng. Giá vàng miếng trong nước cao hơn gần 18 triệu đồng/lượng so với thế giới, mức chênh của vàng nhẫn dao động 13-16 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

EVN chi 3.900 tỉ đồng đầu tư mở rộng thủy điện Trị An

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê 20,86 ha đất để thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Dự án sẽ tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt trong những giờ cao điểm.

Vì sao Hoa Kỳ quan tâm ngành công nghiệp thuốc lá mới?

Theo dữ liệu từ báo cáo của Verified Market Reports, thị trường thuốc lá mới được định giá ở mức 55,3 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt mốc tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 6,5% trong giai đoạn từ 2026 đến 2033, đạt mức 90,4 tỷ USD vào năm 2033.

Mỹ đồng loạt giảm thuế với hàng hóa Trung Quốc

Mỹ công bố giảm thuế áp dụng cho các lô hàng giá trị thấp (de minimis) từ Trung Quốc, theo lệnh hành pháp của Nhà Trắng hôm 12/5. Động thái này góp phần xoa dịu căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.