Doanh nghiệp

Việt Nam đứng đầu thị trường chiến lược của Jollibee

Vượt thử thách, đón đầu cơ hội

Doanh nghiệp vừa khai trương cửa hàng mới tại thành phố Đà Nẵng, đánh dấu cột mốc 150 chi nhánh tại 50 tỉnh thành cả nước. Theo ông Lâm Hồng Nguyễn - Tổng giám đốc Jollibee Việt Nam, 2020-2021 là giai đoạn nền kinh tế đối mặt vô số khó khăn, nhất là các doanh nghiệp nhà hàng, thực phẩm, đồ uống (FnB). Một số thương hiệu lớn phải cắt giảm số cửa hàng, nhiều đơn vị thậm chí phải rút khỏi thị trường Việt Nam. Do đó, duy trì kinh doanh ổn định và phát triển hệ thống điểm bán là nỗ lực lớn của đội ngũ Jollibee Việt Nam.

"Thách thức lớn nhất là sự thay đổi hành vi tiêu dùng: khách chuyển từ ăn tại cửa hàng sang đặt mang về, giao tận nơi. Thứ hai là nguồn cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả quốc gia gặp phải. Thứ ba là việc đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng bộ trên hệ thống trải dài từ Bắc đến Nam trong điều kiện hoạt động bị giới hạn", ông phân tích.

Jollibee Việt Nam chào đón cửa hàng thứ 150. Ảnh: Jollibee

Jollibee Việt Nam chào đón cửa hàng thứ 150. Ảnh: Jollibee

Tuy nhiên, song hành khó khăn là cơ hội. Việt Nam hiện gần 100 triệu dân, kinh tế phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa cao. Ông Lâm Hồng Nguyễn nhận định: "Dân số Việt Nam trẻ, năng động, tiếp thu nhanh tiến bộ thế giới. Hành vi tiêu dùng thay đổi, nhất là ẩm thực, là điều kiện thuận lợi để Jollibee mở rộng đối tượng khách".

Về thị trường, dư địa cho mô hình chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh QSR (Quick Service Restaurant) tại Việt Nam còn lớn, khi tổng số cửa hàng phục vụ còn khá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu dân số, nhất là các tỉnh - nơi Jollibee có thể tận dụng lợi thế.

Ngoài yếu tố khách quan, Jollibee có lợi thế về đội ngũ nhân sự. Ông Nguyễn cho biết đơn vị vận hành bởi 100% người Việt, do đó thấu hiểu văn hóa, thói quen, thị hiếu người tiêu dùng trong nước... từ đấy có bước đi chiến lược phù hợp, thực hiện sứ mệnh lan tỏa hạnh phúc, niềm vui ẩm thực cho mọi gia đình.

Khách hàng check-in tại cửa hàng Jollibee Việt Nam. Ảnh: Jollibee

Khách hàng check-in tại cửa hàng Jollibee Việt Nam. Ảnh: Jollibee

Tầm nhìn chiến lược

Gắn bó với Jollibee từ khi thương hiệu bước chân vào Việt Nam, ông Lâm Hồng Nguyễn cho biết ngay từ đầu, tập đoàn JFC (Jollibee Foods Corporation) đã xác định Việt Nam là thị trường chủ lực, bên cạnh quê hương Phillipines. 15 năm qua, tầm nhìn chiến lược này vẫn đúng đắn khi Việt Nam có doanh số phát triển cao nhất ở quốc tế của doanh nghiệp.

Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Việt Nam, JFC đã đầu tư nhà máy chế biến quy mô lớn tại khu công nghiệp Tân Kim mở rộng (Cần Giuộc, Long An), với tổng diện tích mặt sàn hơn 10.000 m2, có hệ thống trang thiết bị hiện đại và kho bảo quản "khủng". Với công suất lên tới 20 tấn một ngày, nhà máy có khả năng cung cấp liên tục hàng hóa cho hơn 400 cửa hàng bán lẻ toàn quốc.

"Sở hữu nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 hỗ trợ Jollibee chủ động quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu và thành phẩm trước khi đến tay khách hàng, từ đó giúp gia tăng uy tín thương hiệu và lợi thế cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác tại Việt Nam", ông Nguyễn nói thêm.

Jollibee Việt Nam sở hữu nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018. Ảnh: Jollibee

Jollibee Việt Nam sở hữu nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018. Ảnh: Jollibee

Từ nay đến năm 2025, doanh nghiệp tập trung phát triển hệ thống cửa hàng và phấn đấu thành thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm