1. Dâu tằm trắng
Dâu tằm trắng có tên khoa học là Morus alba, là loài thực vật phổ biến ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu khoa học, phần lá và quả của cây dâu tằm trắng chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như sắt, riboflavin, vitamin C, vitamin K, kali, photpho và canxi. Loại cây này cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ và một loạt các hợp chất hữu cơ như zeaxanthin, resveratrol, anthocyanins, lutein và các hợp chất polyphenolic khác... mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu, dâu tằm trắng có chứa một số hoạt chất hoạt động theo cách tương tự như một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường loại 2. Các hoạt chất đó làm chậm quá trình phân hủy đường trong ruột để chúng được hấp thụ chậm hơn vào máu. Điều này giúp cơ thể giữ lượng đường trong máu trong phạm vi ổn định.
Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện dâu tằm trắng có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan và sự khởi phát của bệnh gan nhiễm mỡ.
Cụ thể, năm 2013, Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học Thực phẩm đã công bố một nghiên cứu cho thấy anthocyanin có trong dâu tằm trắng giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo và thúc đẩy quá trình đào thải chất béo ra khỏi gan. Các chuyên gia kết luận rằng anthocyanin trong loại quả này có thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Một nghiên cứu khác của Đài Loan (Trung Quốc) được công bố trên tạp chí này cũng cho kết quả tương tự. Các chuyên gia phát hiện ra rằng chiết xuất dâu tằm trắng làm giảm đáng kể sự tích tụ chất béo, ức chế tổng hợp axit béo và kích thích quá trình oxy hóa axit béo. Họ cũng kết luận rằng chiết xuất dâu tằm trắng có thể có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
2. Cây mật gấu
Cây mật gấu hay cây lá đắng là một loại cây họ cúc, thường mọc ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như các loại vitamin, alkaloids, tannin, glycoside, flavonoid, acid phenolic, xanthone, các loại axit amin quan trọng,... Do đó, loại cây này ngoài sử dụng để chế biến món ăn thì cũng có thể được dùng trong một số bài thuốc điều trị bệnh. Bộ phận thường dùng của cây mật gấu là thân, rễ và lá mật gấu. Sau khi cây được thu hoạch về sẽ được chế biến bằng cách chẻ nhỏ hoặc thái lát rồi phơi khô.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng lá mật gấu có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu đường tuýp 2. Theo đó, nghiên cứu tại Nigeria đã chứng minh rằng lá cây mật gấu cải thiện chức năng của insulin và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng phổ biến của bệnh như suy thận và bệnh tim.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2014 cũng chỉ ra rằng các hoạt chất trong lá mật gấu hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc hạ đường huyết metformin, bằng cách ức chế quá trình tạo glucose mới ở gan và tăng cường quá trình oxy hóa glucose để giảm đường huyết.
Andrographolide, một chất có trong lá cây cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm mức đường và điều chỉnh mức đường trong máu, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Trong cây mật gấu có chứa rất nhiều hoạt chất tốt như exercise in A, ursolic acid, beta sitosterol, glucoside,.. có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể và bảo vệ gan khỏi tác hại của bia rượu. Do đó, sử dụng cây mật gấu có thể giúp giải rượu hiệu quả.
Cây dây thần thông là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y với nhiều tác dụng chống độc và bảo vệ sức khỏe. Ở nước ta, phạm vi phân bố của loài cây này khá hạn chế, chủ yếu tìm thấy ở Cần Thơ, An Giang, Ninh Bình và chủ yếu được dùng làm dược liệu. Để làm thuốc, những dây già sẽ được thu hái, sau đó rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn chừng 0,5-1cm, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô đều được.
Theo các chuyên gia, cây dây thần thông là loại cây giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin hiệu quả. Y học cổ truyền Ấn Độ cũng sử dụng loại cây này trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Một trong những cơ chế làm giảm đường máu sau ăn của cây dây thần thông là nhờ tác dụng ức chế enzyme glucosidase và amylase trong tuyến tụy và nước bọt.
Chiết xuất của cây thần thông cũng được chứng minh có tác dụng cho gan và thận. Theo các nghiên cứu, loại thảo dược này có khả năng loại bỏ đi các gốc tự do và chống lại độc tính trên thận do nhiễm aflatoxin, đồng thời giúp bảo vệ gan, chống loét dạ dày, ngăn chặn những tổn thương gan có thể gặp khi gây độc bằng chì nitrat.
(Tổng hợp)