Quả na, hay còn được gọi là mãng cầu ta, là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt thanh nên rất được nhiều người yêu thích. Ngoài mùi vị thơm ngon, trong quả na còn chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, giàu Magiê và sắt. Loại quả này còn cung cấp carbohydrate đơn giản và không có chứa chất béo có hại cho cơ thể. Ngoài ra, trong quả na cũng có chứa polyphenolic, một hợp chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa. Không chỉ quả của nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, lá na cũng mang lại nhiều lợi ích không kém.
Nhờ những lợi ích thần kỳ đó mà trong Đông y, lá na được xem là một trong những vị thuốc quý, dùng để điều trị nhiều chứng bệnh từ nặng đến nhẹ mà chúng ta thường mắc phải.
Hỗ trợ điều trị sốt rét
Theo các bài thuốc y học cổ truyền, trong lá na có chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét. Không chỉ giúp giảm triệu chứng sốt, đau đầu và mệt mỏi do sốt rét gây ra, lá na còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tái phát. Việc sử dụng lá na một cách hợp lý trong quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt khi kết hợp với các phương pháp điều trị y học hiện đại. Tuy nhiên, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn dùng đúng cách.
Chữa bong gân, kháng viêm, dịu vết thương
Trong lá na có chứa một lượng đáng kể saponin, một hợp chất nổi tiếng với tác dụng chống viêm và làm dịu vết thương. Saponin sẽ giúp giảm viêm nhiễm bằng cách ức chế hoạt động của các enzyme gây viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo mô. Nghiền nát lá mãng cầu ta để đắp lên vết thương giúp vết thương nhanh lành hơn, làm dịu các mô bị tổn thương và giảm sưng tấy.
Cùng vì có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tốt, lá na còn được dùng để điều trị mụn nhọt và các vết sưng tấy. Tuy nhiên, việc điều trị mụn bằng lá na vẫn nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hay bác sĩ đông y để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Trị ho, giảm viêm họng và các vấn đề hô hấp
Lá na còn có tác dụng giảm viêm họng và hỗ trợ điều trị các chứng ho dai dẳng. Uống nước nấu từ lá na có thể giúp làm dịu cổ họng và hỗ trợ thanh lọc phổi.
Chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư
Trong cả quả na và lá na đều có chứa polyphenolic, hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Các chất chống oxy hóa trong lá na có thể làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như tiểu đường bệnh tim mạch và đặc biệt là ung thư.
Ngăn ngừa lão hóa da
Các chất chống oxy hóa dồi dào trong lá na vừa giúp làm chậm quá trình lão hóa, còn giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Uống trà thảo mộc với na mỗi ngày một lần sẽ khiến cho làm da trở nên sáng khỏe, tràn đầy sức sống.
Thải độc, tốt cho tim mạch
Với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, lá na còn có tác dụng giúp thư giãn các cơ tim, do đặc biệt giàu hai khoáng chất kali và magie. Thường xuyên uống trà lá na sẽ ngăn ngừa đáng kể nguy cơ đột quỵ và tái phát bệnh tim.
Mặc dù lá na là vị thuốc quý, tuy nhiên vẫn có 1 số lưu ý để sử dụng một cách hợp lý và khoa học nhất, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trước khi dùng lá na làm thuốc chườm hay nước uống.
- Đối với người lớn, mỗi lần chỉ được sử dụng khoảng 20 lá, trẻ em 10 lá giã nhỏ. Không dùng quá nhiều, vượt liều lượng cho phép vì có thể gây ngộ độc.
- Cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, tránh trường hợp lá na được thu hoạch từ cây trồng có phun thuốc hóa học.
- Trong quá trình sử dụng lá na, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng hay chuyển biến nào khác thường thì cần ngưng lại và nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ.
- Sử dụng lá na làm thuốc cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia để tránh gặp tác dụng phụ có thể xảy ra.