Xã hội

Viễn cảnh khó tin ở dự án 8,3 tỷ đô kết nối Việt - Trung, hàng chục triệu người mong chờ sắp có tin vui

Tóm tắt:
  • Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng liên kết thương mại Việt - Trung, thăm quan trọng, dự kiến diễn ra 14-15/4.
  • Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm Việt Nam lần hai trong nhiệm kỳ thứ ba để tăng cường hợp tác.
  • Việt Nam coi tuyến đường sắt này là dự án ưu tiên quốc gia, hoàn thành năm 2030.
  • Tuyến dài 461,5 km, kết nối từ Lào Cai đến Hải Phòng và Quảng Ninh, có nhiều ga trung gian.
  • Tổng đầu tư dự kiến hơn 203 nghìn tỷ đồng, phân kỳ đầu tư qua ba giai đoạn.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14 và 15-4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ ba này.

Thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều động thái mạnh mẽ, tích cực để tăng cường hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực đường sắt.

Thời gian qua, hai bên đã hợp tác chặt chẽ trong việc lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là tuyến đường có vai trò quan trọng trong kết nối, thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Viễn cảnh tương lai khó tin ở dự án 8,3 tỷ đô kết nối Việt - Trung được thực hiện bằng AI ChatGPT

Trên tinh thần coi trọng dự án, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những động thái tích cực để đưa kế hoạch vào thực tiễn. Ngày 19/2/2025, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, coi đây là dự án ưu tiên quốc gia. Việt Nam đang phấn đấu xây dựng tuyến đường sắt này trong năm 2025, mục tiêu hoàn thành vào năm 2030.

Hiện tại, Bộ Xây dựng đang xin ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, dài hơn 461km.

Theo đó, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có tổng chiều dài quy hoạch 461,5km. Điểm đầu tại cửa khẩu Lào Cai, kết nối với đường sắt Trung Quốc; điểm cuối tại ga Cái Lân (TP. Hạ Long, Quảng Ninh).

Trong đó, tuyến qua địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 65,01km; qua Yên Bái dài 76,8km; qua tỉnh Phú Thọ dài 60,05km; qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 41,75km; qua TP. Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh có chiều dài 43,76km, bao gồm tuyến chính dài 40,54km và tuyến nhánh nối về ga Yên Viên 3,22km.

Tuyến qua địa phận tỉnh Hưng Yên có chiều dài 16,87km; qua địa phận tỉnh Hải Dương có chiều dài 40,97km; qua TP. Hải Phòng có chiều dài 83,97km.

Trong đó, đường chính tuyến xuống cảng Lạch Huyện dài 48,92km; tuyến nhánh xuống cảng Nam Đồ Sơn dài 12,7km; tuyến nhánh xuống cảnh Đình Vũ dài 7,45km; tuyến đường sắt ven biển kết nối tỉnh Quảng Ninh dài 14,9km.

Tuyến đường sắt ven biển trên địa phận tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 35,54km; trong đó tuyến xây dựng mới có chiều dài 24,87km, tuyến đường sắt hiện tại có chiều dài 10,67km.

Về công trình ga, tư vấn đề xuất quy hoạch 38 ga. trong đó, có 5 ga lập tàu gồm: Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân. Trong đó: ga Lào Cai còn đảm nhận là ga giao tiếp liên vận quốc tế, ga Hạ Long chỉ lập tàu khách và ga Cái Lân chỉ lập tàu hàng.

16 ga trung gian tác nghiệp hành khách và hàng hóa tập trung tại các trung tâm tỉnh, thành phố gồm: Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, An Thịnh, Yên Bái, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Bắc Hồng, Đông Anh, Đại Đồng, Bình Giang, Nam Hải Dương.

6 ga hàng chỉ thực hiện tác nghiệp hàng hóa: Lập Thạch, Bình Xuyên, Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.

Về nhu cầu vốn, tổng mức đầu tư sơ bộ cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là hơn 203 nghìn tỷ đồng (khoảng 8,3 tỷ USD), trong đó bao gồm cả phân đoạn từ Hải Phòng đến Quảng Ninh thuộc tuyến ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ phân kỳ đầu tư làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2021–2025 cần 128 tỷ đồng, đã được Chính phủ cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Giai đoạn 2026–2030 cần hơn 177 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2031 – 2035 cần gần 26 nghìn tỷ đồng.


Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.