Doanh nghiệp

Vì sao tôi chọn ngành điện?

Tóm tắt:
  • Người viết theo đuổi ngành điện vì đam mê từ nhỏ, vượt qua nhiều gian nan khó khăn.
  • Ngành điện miền Nam đã biến đổi từ thời kỳ thiếu điện đến phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao kinh tế.
  • Công nhân ngành điện được ví như "lính áo cam," luôn sẵn sàng khắc phục sự cố bất kể thời tiết.
  • Điện không chỉ là năng lượng mà còn là biểu tượng của hy vọng, phát triển và tình người miền Nam.
  • 50 năm ngành điện miền Nam thắp sáng niềm tin, góp phần xây dựng một miền đất trưởng thành, hiện đại.
  • --

Tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất bạt ngàn những đồi núi cao sản như điều, cà phê, cao su, tiêu.... Được tái lập tỉnh từ năm 1997, Bình Phước quê tôi với những địa danh lịch sử nổi tiếng và những cuộc cách mạng chủ chốt để đất nước thống nhất. Thời kỳ mới tái lập tỉnh, chỉ khu vực trung tâm mới có thứ xa xỉ nhất chính là ánh sáng điện khi về đêm. Điện thời đó cũng là niềm mơ ước của cả một vùng. Vào mỗi buổi tối, cả gia đình tôi cũng như nhiều nhà trong xóm, luôn quây quần bên ngọn đèn dầu leo lét.

Điện chính là vấn đề mấu chốt để phát triển kinh tế xã hội, nhưng không có điện, nền kinh tế khó đi lên. Câu nói "điện đi trước một bước" là cho định hướng phát triển lâu dài, cùng với đó là sự miệt mài xây dựng, vượt bao gian lao của người công nhân thì ngành điện mới có những đường dây mới, những cột trụ điện mới. Tôi ví những công nhân ngành điện lực như "người lính áo cam" thời bình, không quản khó nhọc, hằng ngày phơi mình dưới nắng nóng, mưa gió... Sự cống hiến của họ thật cao cả biết bao. Để có sự hy sinh, tình yêu nghề, chắc chắn những "người lính áo cam" này phải ở trong tâm thế luôn luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ để có dòng điện không bao giờ tắt.

Vì sao tôi chọn ngành điện?- Ảnh 1.

50 năm nhìn lại, có thể nói rằng điện đã đổi mới cho cả một miền đất

ẢNH: TGCC

Khó khăn nhất là vào mùa mưa bão khi gió lớn, lốc, lũ đổ về, hệ thống lưới điện bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều cột điện, đường dây có khi bị cuốn quật ngã. Gặp sự cố dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người thợ điện đều phải vác ba lô đồ nghề lên đường, có mặt sớm nhất tại hiện trường để khắc phục sự cố một cách nhanh nhất. Bởi các anh đều hiểu nếu chậm cấp điện trở lại sẽ gây nhiều cản trở cho hoạt động bình thường của người dân và các cơ quan hành chính, kéo theo sự thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới sinh hoạt của rất nhiều người. 

Từ sau đổi mới, ngành điện miền Nam bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Những cây cột điện được dựng lên giữa đồi núi phục vụ cấp điện cho bà con sản xuất, kinh doanh, sợi dây điện như sợi dây hy vọng kéo cả vùng thoát khỏi cảnh tối tăm và vươn lên trong cuộc sống.

Tất nhiên, bất cứ ngành nghề nào cũng cần có lòng đam mê, nhiệt huyết mới có thể thành công, với tôi cũng không ngoại lệ. Là người trong ngành, nghề điện là cả tuổi trẻ, là một niềm đam mê, tâm huyết mãnh liệt để luôn vững tin với nghề, luôn cống hiến dù cho thời cuộc xã hội có thay đổi. Chiếc áo cam chính là hình ảnh sống động và động lực để tôi mãi yêu nghề, tin nghề như cách mà các anh đi trước, đồng nghiệp đã sống với nghề của mình vậy.

Đặc trưng của những con người miền cao Bình Phước luôn hiền lành, hiếu khách, đặc biệt sống rất có tình có nghĩa. Trong quá trình làm việc, gắn bó, vui có, buồn có, thậm chí là có cả tình huống éo le nhưng đọng lại vẫn là tình cảm chan hòa, mộc mạc giữa người dân với thợ điện. Nếu không nung nấu lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết với nghề thì chắc có lẽ rất hiếm hoi những anh hùng thời bình màu áo cam bình dị.  Hình ảnh người thợ điện với những giọt mồ hôi rơi đã trở thành những hình ảnh đẹp đẽ vô cùng và trong mắt người dân địa phương, họ như những người anh hùng giữa đời thường. 

Vì sao tôi chọn ngành điện?- Ảnh 2.

Chiếc áo cam chính là hình ảnh sống động và động lực để tôi mãi yêu nghề

ẢNH: EVNSPC

Điện lực Bình Phước là đơn vị nhỏ thuộc Điện lực miền Nam, nhưng tôi luôn thấy tự hào vì được đứng trong hàng ngũ ấy. Sức lan tỏa, hoạt động của ngành điện miền Nam rất rộng lớn, không chỉ có ở thành thị, mà các khu công nghiệp, đến tận hàng cùng ngõ hẻm vùng sâu xa - những nơi cần ánh sáng để khai mở tiềm năng, giữ gìn chủ quyền và kết nối trái tim người dân với đất nước, nơi đó có điện miền Nam tới. Với tôi, điện không chỉ là nguồn năng lượng, mà là dòng chảy của phát triển, của hy vọng và tương lai. 

Nhiệm vụ của người thợ điện hầu hết đều tương đồng, song tình cảm với người dân thì mỗi người lại có cách xây dựng khác nhau và họ cũng có cách khác nhau để cảm nhận niềm vui, hạnh phúc. 50 năm nhìn lại, có thể nói rằng điện đã "đổi mới" cho cả một miền đất. Không rầm rộ, không ồn ào, thầm lặng và bền bỉ, ngành điện miền Nam đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần dựng xây một miền Nam vững mạnh, hiện đại và chan chứa tình người.

Vốn là vùng đất năng động, sôi nổi, nhờ có điện, cả vùng rộng lớn miền Nam, có những chuyển mình rõ rệt, từ một miền quê nắng gió trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Đằng sau những khu công nghiệp sầm uất, những vùng cao su bạt ngàn, những làng quê no ấm... là hành trình thầm lặng của một ngành quan trọng - ngành điện miền Nam với "50 năm thắp sáng niềm tin".

Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.

- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.

- Email: [email protected]. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.

  • Vì sao tôi chọn ngành điện?- Ảnh 3.

    Thể lệ cuộc thi viết Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Điện lực miền Nam (1975-2025) 50 năm thắp sáng niềm tinĐỌC NGAY


Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Kinh doanh từ hai bàn tay trắng, 5 năm đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng: Ít vốn nên phải tìm cách len qua khe cửa hẹp để không bị các ‘ông lớn’ đè bẹp!

Nhờ vào sản phẩm Wifi di động, Hoàng Trác Việt và Tào Tường Nam kiếm được số tiền lên tới hàng ngàn tỷ sau 5 năm kinh doanh. Lưu lượng pin của sản phẩm wifi di động có thể duy trì 24-30 tiếng, chỉ với khoảng 20-30 tệ/tháng (khoảng 60-90 ngàn đồng), người dùng có thể sử dụng lưu lượng wifi vô hạn.

5 không khi ăn thịt vịt

Bạn không được ăn thịt vịt chưa chín kỹ, không ăn nhiều da, không để loại thịt này ở nhiệt độ phòng quá lâu…

TP.HCM nghĩa tình: Bữa khuya yêu thương

Vào tối thứ ba và thứ sáu mỗi tuần, hàng trăm thân nhân và bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) đều được nhận những món ăn miễn phí từ chương trình "Bữa khuya yêu thương".