Khoa học

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

mặt trăng - Ảnh 1.

Hiện tại, khá nhiều sứ mệnh quốc tế, bao gồm Artemis của NASA đang chuẩn bị khám phá khu vực cực nam phía xa của Mặt trăng, nơi được cho là có đá nhiễm từ mạnh nhất - Ảnh: NASA/JPL/USGS

Từ những năm 1970, khi NASA đưa các mẫu đá từ Mặt trăng về Trái đất trong sứ mệnh Apollo, các nhà khoa học đã phát hiện điều kỳ lạ: nhiều vùng đá trên bề mặt Mặt trăng, đặc biệt ở phía xa (farside), mang dấu hiệu nhiễm từ mạnh mẽ. Điều này đi ngược lại với thực tế là Mặt trăng hiện không có từ trường bảo vệ như Trái đất.

Một nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy một vụ va chạm thiên thạch cực mạnh cách đây hàng tỉ năm có thể đã tạm thời khuếch đại từ trường yếu ớt của Mặt trăng, để lại "dấu vết từ tính" trong đá và vẫn còn có thể đo được cho đến ngày nay.

Theo mô phỏng của nhóm nghiên cứu, một vụ va chạm đủ mạnh, có thể chính là vụ hình thành hố va chạm Imbrium, đã khiến bề mặt Mặt trăng bốc hơi, tạo ra một đám mây plasma siêu nóng mang điện tích.

Đám plasma này bao trùm Mặt trăng và tập trung năng lượng từ trường ở phía đối diện nơi va chạm. Kết quả là từ trường tại vùng đó tăng mạnh trong thời gian ngắn đủ để khiến đá ở khu vực này bị nhiễm từ dù chỉ trong vài chục phút.

Bên cạnh đó, sóng địa chấn từ vụ va chạm cũng lan tỏa khắp Mặt trăng và hội tụ ở phía xa, làm các electron trong đá "rung động" đúng lúc từ trường đạt cực đại, từ đó "khóa" hướng từ trường vào trong đá như một bức ảnh chụp địa chất.

"Giống như bạn tung một bộ bài lên không trung trong từ trường, mỗi lá có kim la bàn. Khi chúng rơi xuống, chúng sắp xếp theo hướng mới, đó chính là cách đá nhiễm từ", GS. Benjamin Weiss, thành viên nhóm nghiên cứu, ví von.

Quá trình này diễn ra rất nhanh trong chưa tới một tiếng nhưng đủ để để lại dấu vết từ tính vĩnh viễn. Đó là lý do vì sao hôm nay, các tàu thăm dò vẫn đo được từ trường mạnh bất thường tại một số vùng đá phía xa của Mặt trăng.

Như vậy, bản thân Mặt trăng từng có một từ trường yếu từ lõi nóng chảy nhỏ, nhưng chỉ khi kết hợp với các sự kiện va chạm thiên thể quy mô lớn, từ trường này mới được khuếch đại đủ mạnh để ảnh hưởng đến lớp vỏ đá.

Hiện tại, khá nhiều sứ mệnh quốc tế, bao gồm Artemis của NASA đang chuẩn bị khám phá khu vực cực nam phía xa của Mặt trăng, nơi được cho là có đá nhiễm từ mạnh nhất.

Nếu các mẫu đá ở đây vừa mang dấu hiệu của sốc địa chấn lẫn từ tính cổ đại, điều này sẽ xác nhận giả thuyết về va chạm thiên thạch gây từ tính cho đá Mặt trăng, một trong những bí ẩn lâu đời nhất của địa chất hành tinh.

Các tin khác

Dùng AI truy tìm nguyên nhân động đất kích thích tại Việt Nam

TPO - Các nhà khoa học Viện Các Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cùng các kỹ thuật thống kê hiện đại để phân tích vùng, nguồn phát sinh và quy luật hoạt động của động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Lai Châu, mở ra khả năng ứng dụng AI trong “truy tìm” nguyên nhân gây động đất kích thích.

VietinBank thông báo quan trọng: Sẽ dừng giao dịch rút tiền, chuyển khoản đối với trường hợp khách hàng dưới đây từ ngày 1/7/2025

Từ 1/7, VietinBank sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ thanh toán/rút tiền tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử đối với khách hàng tổ chức chưa hoàn thành đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.

Lần đầu tiên sau 30 năm, Walmart hồi sinh ngoạn mục nhờ AI, khiến Amazon phải chạy theo học hỏi, tương lai siêu thị biến thành nhà kho TMĐT đang đến rất gần

Từng bị Amazon vượt qua vì bỏ lỡ làn sóng TMĐT đầu tiên, Walmart giờ đây đang hồi sinh ngoạn mục nhờ tận dụng triệt để ưu thế AI khi mảng TMĐT lần đầu tiên báo lãi sau 30 năm và có tốc độ tăng trưởng gấp đôi đế chế của Jeff Bezos.

Báo động sầu riêng; bức xúc cả chợ Ninh Hiệp bán hàng giả

Trung tâm tài chính quốc tế đã làm là phải thành công; Đại biểu bức xúc vì chợ Ninh Hiệp bán công khai hàng giả, hàng nhái; hơn 10.400 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi; sầu riêng nhiễm chất cấm; đề xuất mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.

Giá vàng đột nhiên "bất động"

Sau khi Thủ tướng chỉ đạo về thị trường vàng chiều 24/5, sáng nay (25/5) giá vàng trong nước đứng im. Vàng miếng SJC vẫn neo ở mức cao 121 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 118,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng "bất động" sau chỉ đạo quan trọng

Sau khi Thủ tướng chỉ đạo về thị trường vàng chiều 24/5, sáng nay (25/5) giá vàng trong nước đứng im. Vàng miếng SJC vẫn neo ở mức cao 121 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 118,5 triệu đồng/lượng.