Xã hội

Vì sao Công ty Thái Dương có thể khai thác trái phép cả ngàn tấn quặng đất hiếm?

Ngày 13.5, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 27 bị cáo trong vụ án sai phạm về khai thác đất hiếm, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (gọi tắt là Công ty Thái Dương).

Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên tổ chức khai thác trái phép hàng ngàn tấn quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ Yên Phú (tỉnh Yên Bái), với tổng giá trị hơn 864 tỉ đồng. Trong đó, các bị cáo đã tiêu thụ số quặng trị giá hơn 763 tỉ đồng.

Để sai phạm này có thể diễn ra, cơ quan tiến hành tố tụng xác định có trách nhiệm của lãnh đạo Tổng cục Địa chất - Khoáng sản và Bộ TN-MT trong việc tham mưu, ký cấp giấy phép khai thác cho doanh nghiệp không đúng quy định.

Vìsao Công ty Thái Dương có thể khai thác trái phép cả ngàn tấn quặng đất hiếm?- Ảnh 1.

Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc tại tòa

ẢNH: PHÚC BÌNH

Công ty Thái Dương chỉ có giấy chứng nhận đầu tư dự án khai thác, tuyển quặng (hết hạn nhưng chưa gia hạn hoặc cấp mới), không có giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy thủy luyện, nhà máy chiết tách. Vốn chủ sở hữu chỉ có 200 tỉ đồng, tương ứng 10% tổng mức đầu tư dự án, trong khi yêu cầu phải đạt 30%.

Thiếu nhiều điều kiện là vậy, nhưng khi thẩm định, các cán bộ tại Tổng cục Địa chất - Khoáng sản vẫn đánh giá là đạt rồi trình lên Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Linh Ngọc. Ông Ngọc sau đó ký cấp giấy phép khai thác cho doanh nghiệp.

Khai tại tòa, bị cáo Nguyễn Linh Ngọc cho biết, khi Công ty Thái Dương nộp hồ sơ lần đầu, chiếu theo quy định tại luật Khoáng sản năm 2005 thì đủ điều kiện. Tuy nhiên, tháng 7.2011, luật Khoáng sản năm 2011 có hiệu lực, việc cấp phép khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước tạm dừng cho đến khi có chỉ đạo mới.

Đến đầu năm 2012, Nghị quyết 02 và Chỉ thị 02 được ban hành, xác định điểm cốt lõi khi khai thác khoáng sản là "phải gắn liền với chế biến sâu, không được mang khoáng sản thô đi xuất bán".

Công ty Thái Dương sau đó xin cấp phép lại. Thời điểm này, theo yêu cầu thì doanh nghiệp phải có đề án nhà máy chế biến sâu, gồm nhà máy thủy luyện tại Yên Bái và nhà máy chiết tách tại Hải Phòng.

Thực tế cho thấy, hồ sơ của Công ty Thái Dương không có giấy chứng nhận đầu tư cả 2 nhà máy nêu trên, song doanh nghiệp này vẫn được cấp giấy khai thác tại mỏ Yên Phú.

Vìsao Công ty Thái Dương có thể khai thác trái phép cả ngàn tấn quặng đất hiếm?- Ảnh 2.

Các bị cáo trong vụ án sai phạm về khai thác đất hiếm

ẢNH: PHÚC BÌNH

Cựu thứ trưởng nhận sai, nói rất đau xót

Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho hay, theo quy trình về cấp phép khai thác khoáng sản, Tổng cục Địa chất - Khoáng sản sẽ chuyển hồ sơ qua văn thư, rồi chuyển qua phòng bị cáo, chứ "không có cán bộ của tổng cục hay chuyên viên nào cầm hồ sơ trực tiếp lên báo cáo". Nhận hồ sơ, ông Ngọc nghiên cứu, nếu có vấn đề sẽ trả lại.

Mãi đến sau này, khi làm việc với cơ quan điều tra, ông Ngọc mới phát hiện giấy chứng nhận của Công ty Thái Dương đã hết hạn từ năm 2011. "Đó là cái sai của tôi, cảm thấy rất đau xót", bị cáo nói.

Vẫn theo cựu thứ trưởng, năm 2011 - giai đoạn Công ty Thái Dương nộp hồ sơ, Việt Nam và Nhật Bản có chương trình hợp tác thăm dò, khai thác, chế biến, chuyển giao công nghệ và đầu tư vốn về khai thác đất hiếm. Mỏ Yên Phú khi ấy được định hướng khai thác gắn với chế biến, không được bán thô. Do đó, Công ty Thái Dương đã hợp tác với một doanh nghiệp Nhật Bản nhằm hỗ trợ chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thu xếp vốn cho dự án.

Cho rằng mọi thứ đã sẵn sàng, lại "đang rất cần công nghệ tốt của Nhật Bản", đây là những yếu tố thôi thúc ông Ngọc phê duyệt giấy phép cho doanh nghiệp.

Trước ông Ngọc, cựu thuộc cấp của ông là bị cáo Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản, khi khai trước tòa cũng nói "rất hy vọng" vào sự hợp tác giữa Công ty Thái Dương và công ty của Nhật Bản.

Xuất phát từ tâm lý trên, cộng thêm áp lực công việc, ông Thuấn đã "chủ quan, không xem kỹ hồ sơ". Khi cấp dưới trình hồ sơ lên, bị cáo "thấy đầy đủ theo quy định nên không kiểm tra, đọc dự thảo giấy phép thì ký tờ trình luôn".

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình” từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Trung bước vào đợt mưa rất lớn

Hôm nay (11/6), do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ bước vào đợt mưa rất lớn. Trọng tâm của mưa lớn là khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi, đỉnh điểm của mưa lớn ở miền Trung bắt đầu từ đêm nay, kéo dài đến 13/6.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1070/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương để phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các nhiệm vụ, dự án của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Những smartphone Android mạnh mẽ nhất hiện nay

Việc chọn mua một chiếc smartphone Android chất lượng là điều quan trọng và người dùng thường dành thời gian nghiên cứu về chúng trước khi đưa ra quyết định.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng đồng loạt

9h30 sáng nay (3/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 116 - 118 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng mạnh.

Giá vàng giảm mạnh

Giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch Mỹ ngày 30.5 sau khi nước này công bố chỉ số liên quan đến lạm phát.