Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – giảm 0,596% xuống 98,496 vào lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam; trước đó có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17 tháng 3.
Euro tăng 0,81% so với USD, lên mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 3, là 1,1076 USD.
Justin McQueen, chiến lược gia của DailyFX, cho biết: "Ngoại hối châu Âu, đặc biệt là đồng euro và GBP đã được hưởng lợi từ việc rủi ro giảm bớt ở Ukraine".
Những diễn biến này xuất phát từ việc các nhà đầu tư điều chỉnh đặt cược của mình sau khi Nga, trong cuộc đàm phán hòa bình, cam kết thu hẹp chiến dịch ở Thủ đô Kyiv.
Theo các nhà phân tích của JPMorgan, cam kết của Nga đánh dấu một "sự thay đổi đáng ngạc nhiên và quan trọng về những thông điệp của Nga". Điều đó, cùng với những diễn biến khác, bao gồm lạm phát gia tăng ở Châu Âu, khiến JPMorgan khuyến nghị các khách hàng của mình hãy mua cặp tiền EUR/USD.
Bảng Anh tăng so với USD trong phiên vừa qua, nhưng giảm so với đồng euro trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư không chắc chắn về khả năng ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, ông McQuee cho biết: "Do chúng tôi đã chứng kiến việc vào khá mạnh đối với cặp EUR/GBP – được hỗ trợ bởi chênh lệch tỷ giá được thu hẹp lại, nên đà tăng của đồng bảng Anh chỉ ở mức khiêm tốn.
Tỷ giá GBP lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam tăng 0,5% lên 1.3164 USD/GBP. Tuy nhiên, so với đồng euro đang mạnh lên, bảng Anh giảm 0,1% vào lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam, trước đó có lúc xuống mức thấp kể từ ngày 23 tháng 12.
Đô la Canada cũng tăng lên mức cao nhất gần 5 tháng so với USD trong phiên vừa qua di giá dầu tăng và các nhà đầu tư đánh giá động thái Nga cam kết giảm hoạt động quân sự ở Ukraine.
Đồng CAD lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam tăng 0,5% lên 1,2445 CAD, trước đó có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 10/11, là 1,2442.CAD.
Đô la Australia và đô la New Zealand – những đồng tiền nhạy cảm với sự rủi ro – diễn biến trái chiều, với AUD lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam giảm 0,05% xuống 0,74895 USD, trong khi NZD tăng 0,38% lên 0,69225 USD.
"Các thị trường có vẻ lạc quan trước khi các cuộc đàm phán hòa bình mang lại bất kỳ kết quả như thế nào", các chiến lược gia tiền tệ của ING cho biết.
Tuy nhiên, theo INGG: "Giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể ngày càng tách ra khỏi tình hình Nga-Ukraine và bắt đầu bắt kịp với những động thái liên quan đến tình hình kinh tế rộng lớn, như chênh lệch tỷ giá và tăng trưởng kinh tế. rộng rãi về chênh lệch tỷ giá và tăng trưởng, tất cả đều dẫn đến đồng USD mạnh lên."
Bên cạnh vị thế là nơi trú ẩn an toàn, đồng USD tăng giá cũng bởi các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cơ quan đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 16/3, sẽ tỏ thái độ ‘diều hâu’ hơn so với Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong chính sách tiền tệ.
Ở châu Âu, dữ liệu và cảnh báo của các nhà hoạch định chính sách cho thấy tăng trưởng bắt đầu bị đình trệ, niềm tin giảm mạnh và lạm phát tăng vọt khi nền kinh tế này bắt đầu cảm nhận được tác động của cuộc chiến ở Ukraine.
Dữ liệu CPI tháng 3 của Tây Ban Nha cho thấy giá cả tăng nhanh nhất kể từ tháng 5 năm 1985. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết giá thực phẩm và năng lượng cần phải ngừng tăng mới có thể giúp cho khu vực đồng euro tránh được sự kết hợp của tăng trưởng trì trệ và lạm phát cao mà các nhà kinh tế lo ngại.
Hội đồng cố vấn kinh tế của chính phủ Đức đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, với lý do có nhiều điều không chắc chắn về kinh tế Đức sau sự kiện xung đột Nga – Ukraine.
Trong một diễn biến khác, đồng yên tiếp tục hồi phục sau khi giảm mức thấp nhất 7 năm vào thứ Hai (28/3), sau cuộc họp giữa Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda và Thủ tướng Fumio Kishida, làm tăng thêm suy đoán về việc các nhà lãnh đạo Nhật Bản khó chịu vì đồng yen giảm quá mức.
Lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam, đồng yên tăng 0,89% so với USD, lên 122,83 JPY.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tiếp tục dao động quanh mức 47.000 đến 48.000 USD sau thông tin Nga có thể sử dụng Bitcoin để thanh toán năng lượng xuất khẩu trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Thêm vào đó, việc dự án Terra liên tục thu mua Bitcoin để sử dụng làm tài sản thế chấp cho stablecoin UST cũng tạo động lực thúc đẩy thị trường tiền ảo.
Ngoài ra, việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen bày tỏ sự ủng hộ tích cực đối với Bitcoin, từ đó xua tan tâm lý tiêu cực trên thị trường. Những yếu tố này đưa Bitcoin vào giai đoạn quá mua về mặt kỹ thuật khi chỉ số RSI vượt mốc 70 điểm.
Diễn biến giá Bitcoin ngày 30/3.
Giá vàng tăng do đồng USD thoái lui. Theo đó, vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.935 USD/ounce vào lúc kết thúc ngày 30/3 theo giờ Việt Nam; vàng kỳ hạn tháng 4 giá tăng 1,1% lên 1.939,40 USD. Thị trường vàng đang tập trung theo dõi nhiều nhất là chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk