Giá chợ đen sụt giảm
Tỷ giá trung tâm hôm nay (9/6) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.062 VND/USD, tăng 5 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.370 - 23.754 VND/USD.
Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN được duy trì ở mức 22.550 - 23.250 VND/USD.
*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt |
||||
Ngày |
Phiên sáng 9/6/2022 |
Thay đổi so với phiên sáng qua |
||
Tỷ giá trung tâm (VND/USD) |
23.062 |
5 |
||
Biên độ giao dịch (+/-3%) |
22.370 |
23.754 |
||
Ngân hàng |
Mua |
Bán |
Mua |
Bán |
Sở Giao dịch NHNN |
22.550 |
23.250 |
0 |
0 |
Vietcombank |
23.020 |
23.330 |
0 |
0 |
VietinBank |
23.030 |
23.330 |
0 |
0 |
BIDV |
23.050 |
23.330 |
0 |
0 |
Techcombank |
23.049 |
23.335 |
5 |
0 |
Eximbank |
23.070 |
23.280 |
0 |
0 |
Sacombank |
23.046 |
23.564 |
1 |
1 |
Tỷ giá chợ đen |
23.700 |
23.770 |
-80 |
-60 |
Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước lúc 9h15 (Nguồn: PV tổng hợp)
Giá USD trong nước sáng nay ổn định khi chỉ có một vài nhà băng nâng nhẹ tỷ giá đó là Techcombank với 5 đồng chỉ ở riêng giá mua và Sacombank với 1 đồng tăng ở cả hai chiều mua bán so với mức niêm yết cùng giờ hôm qua.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.020 – 23.070 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.280 – 23.564 VND/USD. Trong đó, Eximbank vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất.
Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h15 sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 23.700 - 23.770 VND/USD, giá mua giảm 80 đồng còn giá bán giảm 60 đồng so với mức ghi nhận giờ này sáng qua.
USD tăng khi có thống kê về kinh tế toàn cầu suy yếu
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 102,55 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,01% ở mức 1,0718. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,03% ở mức 1,2541. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,13% ở mức 134,44.
Theo Investing, đồng USD đã lên giá hôm qua khi tâm lý rủi ro suy giảm trong bối cảnh các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu có khả năng bị ảnh hưởng.
Các ngân hàng trung ương các nước đã bắt đầu ứng phó với lạm phát tăng vọt bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ vốn rất lỏng lẻo sau đại dịch COVID-19. Cụ thể, ngân hàng trung ương Ấn Độ đã tăng lãi suất lần thứ hai liên tiếp thêm 50 điểm cơ bản lên 4,90% hôm qua. Trước đó, Ngân hàng Dự trữ Úc vào thứ 3 đã có một động thái tương tự.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 50 điểm vào tuần tới và một lần nữa vào tháng 7 trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ họp vào hôm nay với dự kiến sẽ thảo luận cho việc tăng lãi suất vào tháng tới. Điều này đã tác động đến triển vọng kinh tế toàn cầu khi Ngân hàng Thế giới giảm ước tính tăng trưởng năm nay xuống 2,9% từ mức dự đoán tháng 1 là 4,1%, với lý do giá hàng hóa tăng cao, nguồn cung gián đoạn và các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
Ngoại lệ có Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) khi không có dấu hiệu từ bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình. Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda gần đây một lần nữa đã khẳng định chắc chắn rằng không có kế hoạch thắt chặt nào đang được cân nhắc. Kết quả là đồng yen đã chạm ngưỡng mức cao nhất trong 20 năm so với USD và trượt xuống mức thấp nhất trong 7 năm so với đồng euro. Các nhà phân tích tại ING cho biết thị trường đang nghiêm túc “kiểm tra” quyết tâm của các cơ quan chức năng Nhật Bản trong việc hỗ trợ nền kinh tế.
Trong một diễn biến khác, đồng euro đã giảm giá sau khi sản xuất công nghiệp của Đức chỉ tăng 0,7% trong tháng 4, thấp hơn mức dự kiến. Cùng với dữ liệu hôm thứ 3 về việc đơn đặt hàng của các nhà máy cũng giảm trong cùng tháng, càng có cơ sở khẳng định rằng nền kinh tế lớn nhất của khu vực chung có thể đang chịu một phần suy giảm kinh tế.
Đồng bảng Anh giảm nhẹ sau một thời gian giao dịch biến động trong bối cảnh chính trị bất ổn. Thị trường được xem là đang định giá quá cao tác động của những ồn ào chính trị gần đây đối với nền kinh tế Anh. Các chuyên gia ở ING dự đoán rằng đồng bảng Anh sẽ giảm trong những ngày tới, và động lực khiến đồng tiền này biến động trở lại có thể là chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh hoặc cân nhắc nền kinh tế đang chậm lại.