Vĩnh Phúc từng rất thành công trong giai đoạn đầu thu hút FDI
Đóng góp ý kiến xây dựng KCN xanh tạiDiễn đàn Giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp (KCN) và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chiều 9/12, TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA), Nguyên Cục Trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng,Vĩnh Phúc có lợi thế về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng, lại nằm sát trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước là Thủ đô Hà Nội.
"Tỉnh đã từng rất thành công trong giai đoạn đầu tiên Việt Nam mở cửa gọi vốn đầu tư nước ngoài cách đây trên 30 năm với các dự án quan trọng ban đầu của Honda, Toyota từ Nhật Bản... Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, đòi hỏi cấp bách là cần đầu tư phát triển xanh, nhất là đối với các KCN hiện có và cấp mới", ông nói.
Hiện nay, sự xuất hiện của làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang kéo theo nhu cầu lớn về thuê mặt bằng trong các KCN. Từ cuối năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ nghành, địa phương rà soát các KCN để chuẩn bị quỹ đất sạch sẵn đàng đón sóng đầu tư nước ngoài mới. Đây là cơ hội lớn của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế phức tạp như đã nêu trên.
"Các địa phương Việt Nam cần chuẩn bị quỹ đất sạch, đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, tinh giảm biên chế giảm thiểu các thủ tục hành chính trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống luật pháp của Việt Nam về đầu tư, kinh doanh... nhằm tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong dài hạn", Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khuyến nghị.
Ông nhấn mạnh, Chính phủ cũng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 40 - 50% địa phương chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới để từng bước lập kế hoạch xây dựng và định hướng ngành, nghề thu hút đầu tư.
Song để làm được điều này thì tiềm lực tài chính và năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các địa phương cần có sự hỗ trợ doanh nghiệp, công tác xúc tiến đầu tư phải thực chất, hiệu quả hơn, Chủ tịch VIPFA cho hay.
FDI chất lượng đòi hỏi phải xây dựng KCN xanh, sinh thái
Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cũng đánh giá rằng, thực tế cho thấy, các khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển bền vững, lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Làn sóng FDI thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, xu hướng thu hút FDI trên thế giới đang thay đổi theo hướng xanh, bền vững, công nghệ cao, công nghệ mới.
Sự dịch chuyển này đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn FDI chất lượng đòi hỏi phải xây dựng KCN sinh thái và các khu công nghiệp hiện có phải chuyển từ KCN từ dạng truyền thống sang KCN xanh -KCN sinh thái.
Ông cho biết, sau gần 30 năm xây dựng, phát triển, Vĩnh Phúc đã thành lập 19 KCN. Và theo phương án phát triển hệ thống KCN trong Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 Vĩnh Phúc có 28 KCN với diện tích khoảng 4.800 ha và đến năm 2050 có 29 KCN với diện tích trên 5.500 ha.
Trong đó ưu tiên phát triển các KCN mới dọc theo các trục đường giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường vành đai 4, vành đai 5.
Tính đến hết tháng 11/2024, Vĩnh Phúc đã thu hút được 1.326 dự án, trong đó: 481 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 8,4 tỷ USD; 845 dự án DDI với tổng vốn đầu tư với trên 145 nghìn tỷ đồng. Trong đó riêng các KCN Vĩnh Phúc, số dự án và số vốn đầu tư vào KCN chiếm tỷ lệ 75-80% trong toàn tỉnh tạo ra trên 120.000 việc làm cho người lao động.
Nhiều nhà đầu tư lớn đã vào đầu tư tại các KCN Vĩnh Phúc như: Honda, Toyota (Nhật Bản), Piaggio (Italia), HonHai và Compal (Đài Loan), Daewoo (Hàn Quốc) v.v... đã góp phần hình thành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các ngành công nghiệp chủ lực như: sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất máy tính xách tay, điện thoại di động và ngành điện tử, công nghiệp cơ khí, chế tạo..
Tuy nhiên, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, việc định hướng đầu tư phát triển KCN đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là một trong những yêu cầu mang tính cấp bách hiện nay.
Chính vì vậy, Vĩnh Phúc đang nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển KCN bền vững, KCN xanh, KCN sinh thái gắn với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất