Sức khỏe

Tự ý uống thuốc mỗi khi thấy đau đầu, sốt có tốt không?

Tuy nhiên, theo ông Aravind Badiger, chuyên gia sức khỏe tại Ấn Độ, việc tự ý dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ là một hành vi nguy hiểm, có thể gây hại đến sức khỏe nếu kéo dài.

Thói quen này có thể dẫn đến những tổn thương âm thầm trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách, theo tờ Hindustan Times.

Tự ý uống thuốc mỗi khi thấy đau đầu, sốt có đúng không? - Ảnh 1.

Sốt không phải là bệnh mà chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Ảnh: AI

Sốt là triệu chứng, không phải bệnh

Sốt là một biểu hiện của cơ thể khi đang phản ứng với viêm hoặc nhiễm trùng. Đây không phải là bệnh mà chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.

Khi có biểu hiện sốt nhẹ và không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, cách xử lý phù hợp nhất là nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và theo dõi tình trạng trong vài giờ đến một ngày.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt ngay lập tức có thể che giấu các bệnh lý tiềm ẩn, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc tìm ra nguyên nhân.

Ngoài ra, việc liên tục ức chế triệu chứng bằng thuốc còn có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Đau nửa đầu cần được điều trị đúng cách

Đau nửa đầu là một dạng rối loạn thần kinh có đặc điểm phức tạp và không nên xử lý bằng cách dùng thuốc giảm đau thông thường một cách tùy tiện.

Việc dùng thuốc mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng đau đầu do lạm dụng thuốc, khiến cơn đau trở nên thường xuyên và khó kiểm soát hơn.

Việc điều trị chứng đau nửa đầu phải bao gồm xác định nguyên nhân, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý và sử dụng thuốc dự phòng theo đúng chỉ định.

Nếu không điều trị đúng cách, việc uống thuốc giảm đau chỉ khiến bệnh tiến triển nặng và kéo dài.

Tự ý uống thuốc mỗi khi thấy đau đầu, sốt có đúng không? - Ảnh 2.

Đau nửa đầu là một dạng rối loạn thần kinh có đặc điểm phức tạp và không nên xử lý bằng cách dùng thuốc giảm đau thông thường

Ảnh: AI

Tác hại tự ý dùng thuốc lâu dài

Thói quen tự uống thuốc không chỉ ảnh hưởng đến triệu chứng bề ngoài mà còn gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng.

Việc sử dụng paracetamol liều cao thường xuyên hoặc các thuốc giảm đau chống viêm không steroid trong thời gian dài có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày, tổn thương gan và làm suy giảm chức năng thận.

Những tổn thương này diễn ra âm thầm và thường không được phát hiện cho đến khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

Ngoài ra, những cơn sốt hoặc đau đầu tái đi tái lại có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng mạn tính, bệnh tự miễn hoặc thậm chí là ung thư. Việc tự uống thuốc liên tục có thể khiến các triệu chứng bị che lấp, làm chậm quá trình phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ tìm đến bác sĩ khi các cơ quan đã bị tổn thương nặng hoặc bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm.

Khi nào cần uống thuốc và cần đến bác sĩ khám?

Nếu cơ thể có triệu chứng sốt kéo dài hơn 2 ngày, nhiệt độ cơ thể vượt quá 39 độ C kèm theo ớn lạnh, đau nhức toàn thân thì cần được thăm khám.

Đau đầu không cải thiện sau khi nghỉ ngơi, kéo dài, kèm theo buồn nôn hoặc rối loạn thị giác cũng là tình trạng cần theo dõi nghiêm túc.

Việc uống thuốc chỉ nên thực hiện khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ, không nên dựa vào thói quen hoặc kinh nghiệm cá nhân.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (25/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng SJC về dưới mốc 122 triệu đồng/lượng, giảm tới 1 triệu đồng/lượng so với sáng qua.

Biển Đông có thể đón 7 cơn bão trong 3 tháng tới

Trong 3 tháng tới, trên Biển Đông có thể ghi nhận thêm khoảng 7 cơn bão. Trong số này có khả năng 3 cơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, gây ra các đợt mưa lớn diện rộng trên đất liền.

Hai chị em "bắt tay" lừa tiền của hơn 500 khách du lịch

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Quách Thị Thu (SN 1998) và em gái ruột Quách Thị Thu Hằng (SN 2001) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Chủ tài khoản Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB cần biết: Tính năng cảnh báo lừa đảo mới trên app ngân hàng

Trước thực trạng lừa đảo qua tài khoản ngân hàng ngày càng tinh vi và phổ biến, loạt ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và MB đã đồng loạt triển khai tính năng cảnh báo tài khoản nghi ngờ lừa đảo ngay trên ứng dụng ngân hàng, giúp người dùng nhận diện rủi ro và chủ động phòng ngừa từ bước chuyển tiền.

Tập thể dục từ tuổi 50 nên ăn món gì là tốt nhất?

Ngày càng có nhiều người trên 50 tuổi bắt đầu tập thể dục và điều này rất tốt. Tập thể dục không chỉ là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tật mà còn là một phần được khuyến nghị trong quá trình điều trị nhiều bệnh lý.