1. Người bạn đời đồng hành
Bạn đời mới là người thực sự đồng hành cùng chúng ta đến tuổi già. Sau khi bước vào ngưỡng trung niên, cha mẹ chúng ta đều đã già, con cái sau này cũng có gia đình riêng.
Trên đời này, người duy nhất có thể đi cùng bạn đến cùng và không bao giờ bỏ cuộc trên đường chính là bạn đời.
Về đến nhà, đèn đã sáng và thức ăn trong nồi còn nóng hổi.
Trong bóng tối tĩnh lặng, bạn có ai đó để nói chuyện và sẻ chia.
Trên giường bệnh, chúng ta vẫn có người quan tâm, chăm sóc.
Khi già đi, tất cả những điều tưởng chừng đơn giản này đều trở thành một “kho báu” may mắn.
2. Người bạn tốt tri kỷ
Đường đời của mỗi người thường không ngắn, nhiều người cứ dò dẫm bước đi. Chúng ta không ngừng làm quen với môi trường và những con người mới, rồi lại lần lượt tạm biệt họ để đến với những mối duyên khác. Đến tuổi trung niên nhìn lại, nếu có bên cạnh ba hoặc năm người bạn tâm giao bên mình, đó quả là một điều may mắn.
Khi rảnh rỗi, mọi người cùng ngồi lại uống trà tán gẫu, cuộc sống sau này sẽ không còn cô đơn, lẻ loi.
Hai nhà văn nổi tiếng Trung Quốc là Dư Hoa và Sử Thiết Sinh là bạn cũ nhiều năm. Sử Thiết Sinh có bệnh ở chân, không tiện đi lại mà Dư Hoa muốn đưa bạn mình đến khuôn viên trường đại học để đá bóng với một nhóm sinh viên trẻ.
Dư Hoa đẩy chiếc xe lăn của Sử Thiết Sinh đến trước khung thành. Các cầu thủ phía đối diện khi thấy vậy thì không dám tấn công cầu môn. Hai “lão ngoan đồng” cứ thế mà thắng trò chơi.
Khi về già, con người ta cần kết bạn nhiều hơn và giao lưu với mọi người nhiều hơn. Đặc biệt, khi bên cạnh có một người bạn tốt lâu năm, cả hai có thể cùng ngồi nhớ lại quá khứ huy hoàng, nói huyên thuyên cả ngày cũng không thấy phiền phức, nhờ vậy mà lấy lại tâm thái trẻ trung trước kia.
3. Gốc rễ của sự sống
Bắt đầu bước sang độ tuổi trung niên, cơ thể chính là gốc rễ của sự sống. Nhất định phải giữ gìn sức khỏe của bạn, không có vinh quang nào có thể so sánh với một thân thể khỏe mạnh. Càng về già thì việc chăm sóc sức khỏe, duy trì các chế độ dưỡng sinh càng đặc biệt quan trọng.
Quý Tiện Lâm, học giả nổi tiếng, giáo sư trường đại học Bắc Kinh Trung Quốc, đã sống thọ tới 98 tuổi. Ông nổi tiếng với bí quyết giữ gìn sức khỏe “3 Không” của mình. Trong đó, đặc điểm quan trọng hàng đầu là “Không kén ăn”.
Ông luôn quan niệm rằng, bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn mà không cần quan tâm nhiều đến chi tiết. Hầu hết thức ăn được khuyến khích cho những người ở độ tuổi 90 là súp trong và đồ ăn thanh đạm. Nhưng với ông Quý, món ăn yêu thích của ông là vịt quay Bắc Kinh nhiều dầu. Mỗi tháng, ông đều ăn món này ít nhất một lần. Ngoài ra, ông ấy cũng thích ăn bánh bao nhân cà rốt vài lần mỗi tuần.
Để làm điều điều này, hệ tiêu hóa của ông luôn nằm ở ngưỡng khỏe mạnh, hấp thụ tốt. Mặt khác, khi ăn uống ngon miệng, cơ thể của ông càng thêm khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng tích cực. Đây là một vòng lặp tích cực đối với sức khỏe của mỗi người.
Có thể thấy, thân thể khỏe mạnh là “vốn gốc” của cuộc đời, là tài phú của gia đình, cũng là gốc rễ của sự sống.
Chỉ có sức khỏe tốt, bạn mới có nhiều cơ hội để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời không trở thành gánh nặng cho người thân bên cạnh.
4. Vốn liếng riêng
Tiền không phải là tất cả, nhưng không thể làm được rất nhiều việc nếu không có tiền.
Sau cả đời làm việc chăm chỉ, nhất định mỗi người phải có cho mình một khoản tiền tiết kiệm làm vốn liếng riêng để sinh hoạt về sau. Chỉ có đồng tiền của riêng mình mới là thứ đáng tin cậy nhất.
Khi đã có tuổi, đừng tiếc rẻ điều gì cho bản thân, miễn đó là yêu cầu chính đáng. Chúng ta không nên lãng phí và xa hoa, nhưng cũng đừng quá chi li tiết kiệm. Thuở trẻ thường bỏ bê sức khỏe nhưng nền tảng thể chất vẫn còn nên cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, đến ngưỡng cửa trung niên, chỉ một chút lơ là, bất cẩn vẫn có thể dẫn tới hậu quả lâu dài, ảnh hưởng tuổi thọ.
Do đó, những gì cần chi tiêu thì hãy mạnh dạn chi tiêu, tận hưởng những điều đáng được hưởng chứ đừng bỏ bê chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, không nên quá phụ thuộc vào con cái, càng không nên tham lam những món lợi bất nghĩa kẻo ảnh hưởng tới bình yên hạnh phúc nửa đời sau.
5. Có nhà riêng
Khi về già, bạn phải có nhà riêng. Đây là nơi bạn sống, đừng dựa dẫm vào người khác.
Như có câu nói: Tổ vàng, tổ bạc không bằng tổ ấm nhỏ của chính mình.
Vì quyền sở hữu tổ ấm này thuộc về mình. Trong tổ ấm này, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn mà không phải lo lắng.
Trong hoàn cảnh sống chung với con cái, chắc chắn sẽ có lúc xảy ra tranh chấp giữa các thành viên.
Dù đang tận hưởng hạnh phúc khi con cháu sum vầy, một gia đình nhiều thế hệ đều không thể tránh khỏi chuyện bất hoà.
Do đó, khi chuẩn bị bước sang tuổi trung niên, hãy sớm chuẩn bị không gian riêng tư cho bản thân.
Với một ngôi nhà riêng, luôn có một nơi để về trong cuộc đời.
*Theo NetEase