Tài chính

TS. Hồ Quốc Tuấn: "Nới biên độ tỷ giá không quá bất ngờ"

Nhận định về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng tỷ giá trung tâm lên thẳng 23.586 VND/USD và nới biên độ tỷ giá từ 3% lên 5%, TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), cho rằng với những người thường xuyên theo dõi thị trường tiền tệ thì sẽ không ngạc nhiên.

Điều này có nghĩa là biên độ dao động tỷ giá sẽ tăng thêm 2%, dẫn đến giá trần USD của ngân hàng có thể giao dịch đạt gần 24.800 VND/USD.

Ông Tuấn đánh giá hai động thái này được đưa ra là bởi thị trường đang ở trong trạng thái tỷ giá USD/VND cao nhất lịch sử và lãi suất ngân hàng vượt 9%. 

Trong bối cảnh dư địa các loại lãi suất và dự trữ ngoại hối không còn dồi dào, dù cho cung ngoại tệ có dấu hiệu thoải mái hơn nhưng phía sức cầu biến động có thể còn phức tạp trong 3 tháng cuối năm. Vì vậy, NHNN chọn nới biên độ thêm 2% và điều chỉnh tỷ giá là phù hợp, TS. Tuấn phân tích. 

Chuyên gia này cũng đánh giá động thái của NHNN là phù hợp với chiến lược ổn định chứ không bất động. Nếu không bán dự trữ ngoại hối đến hơn 20 tỷ như vừa qua, VND hoàn toàn có thể bị mất giá như yen Nhật hay euro.

“Tuy nhiên, chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, mà cần điều chỉnh mức thay đổi phù hợp,” ông Tuấn nhìn nhận.

 Chuyên gia kinh tế - tài chính Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh (Ảnh: Vietcetera).

Cầm cự đến cuối năm để chờ hạn mức tín dụng mới

Phân tích về câu chuyện điều hành tỷ giá, TS. Hồ Quốc Tuấn cho rằng, NHNN đang giữ vai trò cân chỉnh thanh trượt cũng như cân đo đong đếm khi nào nên thả những quân bài tối thượng lên bàn.

Theo ông, muốn giữ tỷ giá, phải cân nhắc 4 nhân tố cán cân thanh toán: cán cân thương mại, kiều hối và những khoản chuyển giao một lần khác (ví dụ rút lợi nhuận về nước của công ty nước ngoài), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn gián tiếp (FII). 

Trong điều kiện Việt Nam, nếu chỉ tập trung nhìn vào dự trữ ngoại hối là một cái nhìn phiến diện vì phải cân chỉnh theo kết quả các cân bằng vĩ mô ở trên. Nếu dòng vốn FDI, FII tổng thể, kiều hối cân bằng được sức ép về cán cân thương mại, thì sức ép tỷ giá trên thị trường có thể tự thân cân bằng được. Can thiệp chỉ là điều chỉnh cho thời điểm và kỳ hạn của các dòng tiền vào và ra khớp nhau.

 Kỳ vọng lãi suất của Fed (Nguồn: Fed Atlanta).

Hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang liên tục tăng lãi suất để chống lạm phát khiến đồng USD mạnh lên, song cũng sắp đến “ngưỡng" cuối cùng mà các chuyên gia dự báo. Vì lãi suất cao thì nền kinh tế Mỹ cũng không chịu nổi. Sức ép lên Fed sẽ ngày một gia tăng khi kinh tế Mỹ tăng trưởng không mạnh như dự kiến.

Có thể đạt đâu đó tháng 3 đến tháng 6/2023 lãi suất của Fed sẽ đạt định, trong khi đỉnh lãi suất các nước khác đang cố gắng đuổi theo. USD không thể mạnh mãi được và đặc biệt vị thế đầu tư nhiều tỷ USD đang đổ ngược từ EU và châu Á vào Mỹ năm nay có thể đảo chiều, là giữa năm sau hay cuối năm sau thì không ai biết, nhưng có thể đảo chiều, ông Tuấn phân tích.

Mức lãi suất hiện tại đang cách đỉnh dự đoán trung bình khoảng 1,75-2%, nghĩa là không quá xa nữa. USD tăng mạnh do dòng vốn đảo ngược từ nhiều nước về lại Mỹ, nhưng tăng trưởng kinh tế của Mỹ 2023 lại bị dự đoán thấp hơn một số đối thủ.

Vì vậy tốc độ chạy vốn ra khỏi các nền kinh tế khác hoàn toàn có thể dừng lại và có thể đảo chiều trong năm sau, khiến USD không còn quá mạnh nữa. Hai điều này sẽ cân bằng lại áp lực lãi suất và tỷ giá hiện nay.

Dư địa tỷ giá của VND có thể kéo thêm vài % để gánh cho lãi suất trong giai đoạn cao. Khi căng thẳng thanh khoản cuối năm qua đi, qua đầu năm có hạn mức tín dụng mới sẽ có nhiều dư địa hơn trong điều hành lãi suất, tỷ giá, chuyên gia này phân tích.

Theo chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, vấn đề của nền kinh tế hiện nay không phải là tỷ giá mà là thanh khoản của nền kinh tế. Áp lực từ USD chỉ là bề nổi, phần chìm của tảng băng chính là thanh khoản của nền kinh tế với tăng trưởng cung tiền thấp và hạn mức tín dụng cũng như khả năng phát hành trái phiếu chạm trần. Với sức ép từ điều hành tỷ giá, lãi suất tăng cao có trường hợp lên tới 9% thì còn rất ít dư địa để hỗ trợ doanh nghiệp. 

Theo ông Tuấn, NHNN sẽ phải cố gắng hài hòa hai biến số lãi suất và tỷ giá trong tầm khống chế vì lãi suất tăng quá mạnh thì chết doanh nghiệp và nền kinh tế, tỷ giá tăng quá mạnh thì có nguy cơ dẫn đến vòng xoáy kỳ vọng tỷ giá-lạm phát-phá giá. Áp lực lên những tháng cuối năm và những tháng đầu năm sau sẽ lớn, cho đến khi lãi suất USD ngừng tăng và chỉ số USD Index quay đầu. 

Sáng 17/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông cáo về việc điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% nhằm chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Động thái này của NHNN có nghĩa giá trần USD của ngân hàng có thể giao dịch đạt gần 24.800 VND/USD kéo mức chênh lệch giữa VND/USD so với hồi đầu năm tăng lên đáng kể. 

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cuộc sống hào nhoáng của quý tử nhà ông trùm bất động sản Thái Lan: Chi tiền khủng cho 1 bữa ăn, tậu đồ hiệu nhờ tiền cha mẹ và bài học không có trên trường lớp

Chàng trai thừa kế khối tài sản “kếch xù” từ gia đình từ nhỏ đã sống trong nhung lụa từ trước đến nay không bao giờ phải suy nghĩ chuyện tiền bạc. Qua một chương trình truyền hình anh đã có những thay đổi đáng kể trong cách suy nghĩ về đồng tiền.