Tài chính

Trước thềm năm mới: hàng loạt lao động trẻ của quốc gia này nghỉ việc với lý do…bị ốm

Ở thời điểm nền kinh tế Anh đang cần lực lượng lao động trẻ thì những người ở độ tuổi 16-24 tại quốc gia này lại gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt nhân công trên toàn bộ lãnh thổ. Số lượng người trẻ gặp vấn đề này đang tăng lên con số đáng báo động.

Theo Văn phòng thống kê quốc gia của Anh (ONS), số người trong độ tuổi 16-24 không thể đi làm do bị “ốm” đã tăng 29%. Những người ở độ tuổi 25-34 thì tăng 42%, theo dữ liệu quý II năm 2022 khi so sánh với cùng kỳ những năm trước đại dịch.

Trước thềm năm mới: hàng loạt lao động trẻ của quốc gia này nghỉ việc với lý do…bị ốm - Ảnh 1.

Nhiều người trẻ 16-24 tuổi không đi làm vì mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Không chỉ người trẻ, nhiều người ở độ tuổi 50-54 cũng không còn hoạt động kinh tế do gặp nhiều áp lực về công việc - gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Hiện tại, có khoảng 600.000 người ở mọi lứa tuổi đang không hoạt động kinh tế do gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. Con số này tăng 10% so với trước đại dịch, theo dữ liệu của ONS.

Do mối tương quan chặt chẽ giữa rối loạn sức khỏe tinh thần và tình trạng thất nghiệp của giới trẻ Anh, nền kinh tế quốc gia đang gặp báo động như tình trạng lạm phát tăng cao hay sự cạnh tranh về tiền lương giữa các công ty.

Vấn đề mãn tính

Sức khỏe tinh thần “đi xuống” không chỉ là hiện tượng sau đại dịch mà đã nhen nhóm trong suốt thập kỷ qua, theo lời các chuyên gia trong ngành. Louise Murphy, nhà kinh tế học tại Resolution Foundation cho biết sức khỏe của thế hệ trẻ đã xấu đi “nghiêm trọng” từ trước đại dịch. Nhưng vấn đề này đã trở nên gay gắt hơn kể từ khi có Covid.

Marjorie Wallace, giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện về sức khỏe tinh thần Sane cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid đã làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tinh thần ở người trẻ. Họ đã nghỉ học, ở nhà nhiều, ít tiếp xúc với người xung quanh và dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội”.

Dữ liệu của dịch vụ y tế Anh năm 2022 cho thấy cứ 4 thanh niên 17-19 tuổi ở quốc gia này thì có 1 người mắc chứng rối loạn tâm thần, tăng cao so với tỷ lệ 1/6 của năm 2021.

Điều này bổ sung cho nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu chính sách công (IPPR) rằng các vấn đề về sức khỏe tinh thần là tình trạng phổ biến nhất xảy ra ở những người không đi làm do ốm đau dài hạn.

Theo Resolution Foundation, vấn đề sức khỏe tinh thần đặc biệt rõ rệt ở nam giới. Số lượng nam giới không đi làm mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần đã tăng lên 37.000 người vào năm 2021, tăng 103% so với số liệu năm 2006 và cao hơn đáng kể so với con số được thấy ở phụ nữ.

Tại sao lại là thời điểm này?

Cả ONS và IPPR đều chỉ ra rằng Dịch vụ y tế quốc gia tại Anh (NHS) đang làm việc quá sức và hoạt động kém hiệu quả. Điều này là yếu tố chính khiến nhiều người trở nên ốm yếu hơn và dễ mắc chứng rối loạn sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, Covid cũng làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Chris Thomas, nhà nghiên cứu tại IPPR cho biết: “Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy sức khỏe tinh thần của người dân gặp khủng hoảng trong bối cảnh hiện nay”. Đặc biệt, việc quan tâm tới sức khỏe tinh thần dường như đã bị nước Anh lãng quên. Điều này khiến hệ thống y tế không được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để đối phó với làn sóng “ốm đau” đang tăng lên của người trẻ.

Trong 30 năm qua, 60.000 giường bệnh dành cho các bệnh nhân mắc bệnh tâm lý đã bị cắt giảm. Điều này cho thấy nhiều người mắc vấn đề tâm lý phải tự chữa ngoài cộng đồng khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng.

Tất nhiên, mạng xã hội cũng là một nhân tố thúc đẩy vấn đề này. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ.

Ví dụ như trạng thái cảm xúc trong từng khoảnh khắc của người trẻ có liên quan trực tiếp đến số lượt thích mà họ nhận được trên một bài đăng trên Instagram, theo các nhà nghiên cứu, đứng đầu là María Dolores Sánchez-Hernandez đến từ Đại học Granada ở Tây Ban Nha.

Hay nhà tâm lý học Jonathan Haidt (Đại học New York) đã có một số thống kê đáng báo động xung quanh sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên khi họ tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội.

Ví dụ như sức khỏe tâm thần của họ dễ dàng xấu đi nhanh chóng kể từ năm 2010, trùng với thời kỳ ra đời của phương tiện truyền thông xã hội. Hay những thanh thiếu niên sử dụng điện thoại 4-5 tiếng/ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn nhiều so với những người sử dụng điện thoại từ 1 tiếng trở xuống.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vấn đề sức khỏe tinh thần cũng có liên quan tới tình hình kinh tế xã hội của gia đình. Dịch vụ y tế quốc gia của Anh báo cáo rằng trẻ em sống trong các gia đình gặp căng thẳng về tài chính sẽ đặc biệt dễ bị lo lắng và căng thẳng.

Bầu không khí chung của thế giới cũng tác động tới những người lao động trẻ ở Anh. Khủng hoảng chi phí sinh hoạt, xung đột ở Ukraine, hậu quả dịch bệnh Covid cũng như các bất ổn chính trị khác cũng đang tạo ra các áp lực đối với người trẻ tuổi, theo Josh Knight - lãnh đạo cấp cao của tổ chức Youth Employment, Mỹ.

Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Khủng hoảng lao động trẻ do gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần có thể sẽ tạo ra cơn địa chấn kinh tế cho quốc gia này. Chính phủ cùng tổ chức y tế quốc gia cần có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Bloomberg

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cách Nestlé Việt Nam giữ chân nhân sự trẻ

Với nhiều nhân sự trẻ, chính sách lương thưởng, thăng tiến, môi trường làm việc được thỏa sức sáng tạo và thể hiện cá tính là lý do để họ gắn bó với Nestlé Việt Nam.

Ngày 30/12, sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách cao nhất từ sau dịch COVID-19

Chiều ngày 30/12, sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến phục vụ hơn 112.000 lượt khách, trong đó có hơn 57.000 khách đi và hơn 55.000 khách đến. Riêng tổng lượng khách qua ga quốc tế đạt gần 38.000 lượt, tăng hơn 4.000 lượt khách so với ngày 29/12 và tăng cao nhất so với thời gian sau dịch COVID-19.

Năm 2022, hàng không Việt “càng bay càng lỗ”

Trước những biến động địa chính trị và kinh tế thế giới trong năm nay, các hãng hàng không Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với tình hình kinh doanh hết sức khó khăn.