Doanh nhân

Trước khi xin rời chức Phó Chủ tịch VFF, ông Trần Anh Tú giàu cỡ nào?

Ông Trần Anh Tú bất ngờ chia tay VFF và VPF

Vị trí lãnh đạo cấp thượng tầng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) sắp có biến động lớn khi ông Trần Anh Tú đã nộp đơn xin rút khỏi các vị trí then chốt trên của bóng đá Việt Nam. Lý do ông Tú đưa ra cho quyết định trên là để tập trung cho công việc kinh doanh riêng.

Trước khi có đơn xin từ nhiệm, ông Trần Anh Tú hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Còn ở VFF, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn.

Ông Trần Anh Tú có nhiều đóng góp quan trọng cho bóng đá Việt Nam những năm gần đây

Ông Trần Anh Tú có nhiều đóng góp quan trọng cho bóng đá Việt Nam những năm gần đây

Dù rút khỏi các vị trí then chốt của bóng đá Việt Nam nhưng ông Tú vẫn giữ chức vụ chủ tịch LĐBĐ TPHCM. Hiện tại, cả VFF và VPF đều chưa lên tiếng về việc ông Trần Anh Tú xin nghỉ.

Với người hâm mộ bóng đá trong nước, việc ông Trần Anh Tú xin thôi công việc ở các vị trí quan trọng tại VFF và VPF là điều bất ngờ, bởi doanh nhân sinh năm 1963 là người rất tâm huyết với bóng đá đặc biệt là Futsal và bóng đá nữ.

Dưới thời ông Trần Anh Tú, futsal Việt Nam có bước phát triển vượt bậc khi 2 lần đoạt vé đến sân chơi World Cup (2016 và 2021), đoạt ngôi á quân Đông Nam Á 2024. Futsal nữ Việt Nam đánh bại Thái Lan để vô địch Đông Nam Á và đang cạnh tranh tấm vé dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử.

Ở ASEAN Cup 2024 vừa qua, ông Trần Anh Tú giữ vai trò Trưởng đoàn, cùng HLV Kim Sang Sik dẫn dắt tuyển Việt Nam lần thứ 3 lên ngôi vô địch Đông Nam Á.

Nhờ đóng góp của Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú, guồng quay giải vô địch quốc gia nữ vận hành đều đặn trong những năm qua. Cộng với sân chơi Cúp quốc gia nữ, đây là đấu trường đã giúp các cầu thủ nữ Việt Nam được mài giũa, qua đó giành 4 HCV SEA Games liên tục (2017, 2019, 2022, 2023), chức vô địch AFF Cup 2019 cùng tấm vé dự World Cup 2023 lần đầu trong lịch sử.

Ông Trần Anh Tú có 3 nhiệm kỳ giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại VPF

Ông Trần Anh Tú có 3 nhiệm kỳ giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại VPF

Tại VPF, ông Trần Anh Tú có 3 nhiệm kỳ giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ở các nhiệm kỳ vừa qua, ông Tú ghi dấu ấn với nỗ lực giúp VPF tăng doanh thu, qua đó hỗ trợ thêm cho CLB, nâng tầm hình ảnh V-League về cơ sở vật chất, chất lượng chuyên môn.

Ông Trần Anh Tú giàu cỡ nào?

Trước khi có đơn xin từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch VFF; Chủ tịch HĐQT VPF, ông Trần Anh Tú đang làm lãnh đạo một loạt doanh nghiệp có quy mô hàng trăm tỷ đồng. Theo đó, doanh nhân sinh năm 1963 đang làm lãnh đạo tại Công ty TNHH TM Thái Sơn Nam và Công ty TNHH TM Thiết Bị Điện Thái Sơn Bắc.

Công ty TNHH TM Thiết Bị Điện Thái Sơn Bắc được thành lập tháng 10/2006, thời điểm tháng 12/2015, công ty tăng vốn điều lệ 10 tỷ đồng với 3 cổ đông góp vốn gồm Nguyễn Minh Tuấn góp 2,25 tỷ đồng, tương đương 22,5% vốn góp, cổ đông Bùi Đình Tế góp 6,375 tỷ đồng, tương đương 63,75% vốn góp và cổ đông Nguyễn Giản Viết góp 1,375 tỷ đồng, tương đương 13,75% vốn góp. Ông Bùi Đình Tế giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Tháng 12/2022, công ty tăng mạnh vốn điều lệ từ 38 tỷ đồng lên gần 153 tỷ đồng, trong đó cổ đông Bùi Đình Tề góp hơn 97,52 tỷ đồng, tương đương 63,75% vốn, Nguyễn Giản Viết góp hơn 21 tỷ đồng, tương đương 13,75% vốn góp và Nguyễn Minh Tuấn góp hơn 34,4 tỷ đồng, tương đương 22,5% vốn góp. Ông Trần Anh Minh sinh năm 1987 giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Đến tháng 7/2023, cơ cấu vốn góp của công ty có sự thay đổi, trong đó Công ty cổ phần tập đoàn Thái Sơn Nam góp hơn 152,9 tỷ đồng, tương đương 99,99% vốn góp, cổ đông Bùi Đình Tế góp gần 15,3 triệu đồng, tương đương 0,01% vốn góp. Ông Trần Anh Minh sinh năm 1987 vẫn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Ông Trần Anh Tú đang làm lãnh đạo ở một loạt doanh nghiệp

Ông Trần Anh Tú đang làm lãnh đạo ở một loạt doanh nghiệp

Trong đó, Công ty cổ phần tập đoàn Thái Sơn Nam được thành lập tháng 1/2023 với vốn điều lệ hơn 515 tỷ đồng. Trong đó, ông Bùi Đình Tế góp hơn 161,6 tỷ đồng, tương đương 31,36% vốn góp. Nguyễn Minh Tuấn góp hơn 161,81 tỷ đồng, tương đương 31,39% vốn góp, cổ đông Nguyễn Giản Viết góp hơn 82,2 tỷ đồng, tương đương 15,97% vốn góp và ông Trần Anh Tú góp 109,682 tỷ đồng, tương đương 21,28% vốn góp. Ông Trần Anh Tú giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Đến tháng 2/2024, ông Trần Anh Minh thay thế ông Trần Anh Tú giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Sơn Nam.

Ông Trần Anh Tú còn giữ vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Thành Lợi, doanh nghiệp được thành lập tháng 4/1997. Thời điểm tháng 3/2023, doanh nghiệp có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng, trong đó ông Trần Anh Tú góp 1,35 tỷ đồng, tương đương 90% vốn góp và cổ đông Hoàng Mạnh Hùng góp 150 triệu đồng, tương đương 10% vốn góp.

Ngoài ra, ông Trần Anh Tú còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH-TM Thái Sơn Nam (TSN), doanh nghiệp được thành lập tháng 12/2003. Thời điểm tháng 12/2022, công ty tăng vốn điều lệ từ 40 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông Nguyễn Giản Viết góp gần 47 tỷ đồng, tương đương 18,11% vốn góp; cổ đông Nguyễn Minh Tuấn góp hơn 103 tỷ đồng, tương đương 40% vốn góp và ông Trần Anh Tú góp hơn 108,2 tỷ đồng, tương đương 41,89% vốn góp. Thời điểm này, ông Nguyễn Hồng Hải sinh năm 1971 giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Đến tháng 7/2023, cơ cấu vốn góp tại TSN một lần nữa có sự thay đổi. Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Sơn Nam góp hơn 258,36 tỷ đồng, tương đương 99,99% vốn góp, ông Trần Anh Tú góp hơn 25,83 triệu đồng, tương đương 0,01% vốn góp. Ông Nguyễn Hồng Hải vẫn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.