Tài chính

Trung tâm tài chính ở TPHCM, Đà Nẵng sẽ khác gì Singapore, Hồng Kông?

Tóm tắt:
  • Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình riêng, không giống Singapore hay Hồng Kông.
  • Nghị quyết của Quốc hội đã bổ sung nội dung về Trung tâm tài chính quốc tế vào chương trình xây dựng năm 2025.
  • TPHCM và Đà Nẵng sẽ định hướng phát triển các lĩnh vực tài chính khác nhau để tránh cạnh tranh trực tiếp.
  • Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được quản lý bởi cơ quan trực thuộc UBND TP cùng với một trung tâm trọng tài.
  • Dự thảo nghị quyết sẽ thí điểm các cơ chế chính sách mới để tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính tham gia.

Bộ Tài chính vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Ngày 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 75/2025 về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Theo Nghị quyết này, nội dung về Trung tâm tài chính tại Việt Nam đã được bổ sung vào chương trình theo quy trình, thủ tục rút gọn.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và cơ quan liên quan, Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết, tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam không rập khuôn mô hình sẵn có

Theo tờ trình dự thảo Nghị quyết, Việt Nam chủ trương phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) với bản sắc riêng, không rập khuôn mô hình sẵn có.

Trung tâm tài chính (TTTC) tại Việt Nam sẽ tập trung vào các lĩnh vực ngách chiến lược phù hợp thay vì trùng lắp với Singapore hay Hồng Kông (Trung Quốc).

Ví dụ: TPHCM có thể tập trung phát triển thị trường vốn và ngân hàng quốc tế, fintech, tài chính xanh, các dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng khu vực; trong khi TP Đà Nẵng có thể định hướng vào các dịch vụ tài chính xanh, tài chính offshore, công nghệ tài chính, kiều hối và quản lý quỹ khu vực, gắn với Khu Thương mại tự do Đà Nẵng.

W-trung tam tai chinh.jpg
Việt Nam chủ trương phát triển Trung tâm tài chính quốc tế với bản sắc riêng, không rập khuôn mô hình sẵn có. Ảnh: Hoàng Hà

Cách định vị này bảo đảm hai trung tâm phát triển hài hòa, đúng lợi thế từng nơi, đồng thời phù hợp định hướng “kết nối, không cạnh tranh trực tiếp”, giúp TTTCQT Việt Nam vừa tận dụng được mạng lưới toàn cầu, vừa tránh đối đầu với các trung tâm mạnh hơn.

Về tự do hóa tài khoản vốn và ngoại hối, dự thảo Nghị quyết đang thiết kế theo hướng các quan hệ giao dịch được phép giữa các chủ thể là thành viên TTTC được sử dụng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. 

Việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch giữa chủ thể là thành viên TTTC với chủ thể không phải là thành viên TTTC, giữa các chủ thể trong TTTC với các chủ thể tại nước ngoài và phần còn lại của Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành.

Các thành viên TTTC do nhà đầu tư nước ngoài thành lập được phép tự do chuyển đổi ngoại hối theo quy định của Chính phủ.

Cơ cấu quản lý TTTCQT thế nào?

Theo tờ trình, dự thảo Nghị quyết đang xây dựng TTTCQT được quản lý trong khuôn khổ bộ máy hành chính nhà nước nhưng được trao cơ chế “một cửa, tại chỗ” với tính linh hoạt cao.

Cụ thể, sẽ thành lập cơ quan quản lý TTTC trực thuộc UBND TP (TPHCM hoặc Đà Nẵng) để điều hành trực tiếp mọi hoạt động tại TTTC và một Trung tâm trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp thương mại, tài chính phát sinh.

Các cơ quan này do UBND TP tổ chức, chịu sự hướng dẫn chuyên môn từ các bộ, ngành Trung ương.

Ban Chỉ đạo quốc gia về Trung tâm tài chính quốc tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về TTTCQT, thúc đẩy việc phát triển TTTCQT.

Cơ quan giám sát TTTC liên ngành gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tư pháp…. để giám sát các định chế tài chính trong TTTC.

Mô hình này có ưu điểm phù hợp với thực tiễn quản lý của Việt Nam, có thể triển khai nhanh vì dựa trên khuôn khổ pháp lý sẵn có. Mô hình này cũng bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước đối với TTTCQT, tránh rủi ro thất thoát hoặc lạm dụng cơ chế. Tuy nhiên, nhược điểm là mức độ hấp dẫn và cạnh tranh quốc tế chưa cao.

Cơ quan soạn thảo cũng cho biết, trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, một số TTTCQT trên thế giới áp dụng mô hình quản trị bởi một tổ chức công-tư hỗn hợp, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp/quỹ phát triển, đại diện cho cộng đồng các ngân hàng và theo định chế tài chính tham gia TTTC.

Ưu điểm nổi bật của mô hình này là tính chuyên nghiệp, linh hoạt và bám sát nhu cầu thị trường, hoạt động độc lập, có quyền tự chủ cao, tạo niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, nhược điểm là chưa phù hợp với khung pháp luật hiện hành của Việt Nam. Mô hình này có thể gây phức tạp trong quan hệ trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước và tổ chức vận hành TTTCQT, dễ tạo vướng mắc nếu không xác định rõ ranh giới thẩm quyền.

Ngoài ra, do các cơ chế chính sách áp dụng tại TTTCQT là các nội dung mới, mang tính vượt trội nên để đảm bảo xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, dự thảo Nghị quyết cũng quy định Chính phủ ban hành Nghị định để thí điểm trong thời gian tối đa 2 năm để xử lý các vấn đề phát sinh khác với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi báo cáo UBTVQH và Quốc hội tại phiên họp gần nhất.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết xây dựng các chính sách theo hướng khi các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, doanh nghiệp lớn, có uy tín hoặc đã đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được công nhận là thành viên TTTCQT hoặc không phải thực hiện các thủ tục cấp phép áp dụng theo thông thường.

Ví dụ: Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vốn Basel III được miễn áp dụng điều kiện cấp phép cho việc thành lập tổ chức tín dụng và miễn tuân thủ các quy định về an toàn vốn áp dụng cho các tổ chức tín dụng…

Theo Bộ Tài chính, việc sớm hoàn tất công tác thẩm định là cần thiết nhằm bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9, dự kiến diễn ra vào tháng 5/2025. 

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm - Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tin xem nhiều