Tài chính

Trung Quốc cảnh báo nhiệt độ ở nước này đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu

Một quan chức Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhận định trên trong bối cảnh những thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng

Trong đánh giá khí hậu hàng năm được công bố trong tuần này, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc mô tả, nước này là "một khu vực nhạy cảm trong biến đổi khí hậu toàn cầu", với nhiệt độ tăng 0,26°C (0,47 độ F) trong một thập kỷ kể từ năm 1951, so với mức tăng trung bình toàn cầu là 0,15°C .

"Trong tương lai, sự gia tăng nhiệt độ trung bình trong khu vực ở Trung Quốc sẽ cao hơn đáng kể so với thế giới", Yuan Jiashuang, Phó Giám đốc Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc (NCC), cho biết tại cuộc họp hôm 3/8.

Ông cảnh báo rằng mô hình thời tiết thay đổi ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của nguồn nước, khiến các hệ sinh thái dễ bị tổn thương hơn và giảm năng suất cây trồng.

Thời tiết khắc nghiệt đã tàn phá trong thời gian gần đây, với những đợt nắng nóng kéo dài gây ra hạn hán và cháy rừng trên khắp thế giới. Lượng mưa cao kỷ lục trong lịch sử ở một số quốc gia đã gây ra lũ lụt chết người.

Trung Quốc cảnh báo nhiệt độ ở nước này đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu - Ảnh 1.

Sông băng Laohugou số 12 tan, nước chảy qua dãy núi Qilian, ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Tháng 7/2022, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng "không quốc gia nào miễn nhiễm" với biến đổi khí hậu và cho biết, thế giới hiện phải lựa chọn giữa "hành động tập thể hoặc tự sát tập thể".

Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều tuần thời tiết khắc nghiệt, với nhiệt độ lên tới hơn 44°C (111 độ F) ở vùng Tây Nam tỉnh Vân Nam và tỉnh Hà Bắc ở miền Bắc.

Theo số liệu của NCC, có tới 131 trạm thời tiết của Trung Quốc đã ghi nhận nền nhiệt bằng hoặc vượt mức cao trong lịch sử, tăng so với số lượng 62 trạm của cả năm 2021.

Đánh giá khí hậu năm 2021 của Trung Quốc cho thấy, mực nước ven biển trong năm 2021 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1980. Tình trạng băng tan cũng tăng tốc, băng vĩnh cửu tan dọc theo đường cao tốc Thanh Hải - Tây Tạng đạt mức cao kỷ lục và lượng băng biển tiếp tục giảm.

Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng 7,9% về lớp phủ thực vật trong năm 2021 so với mức trung bình 2001 - 2020 và đánh giá ghi nhận thời kỳ sinh trưởng của nhiều loài thực vật bắt đầu sớm hơn mỗi năm.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Điều tra trách nhiệm công ty Quốc Cường Gia Lai

Viện KSND TPHCM vừa truy tố ông Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM) cùng 3 cựu cán bộ Văn phòng Thành ủy và 6 bị can nguyên cán bộ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) đều về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

"Vàng trắng" và phận người: Bóng đen bất ổn

Mới đây, hơn chục hộ công nhân cạo mủ cao su ở khu 50ha xã Hưng Thuận (Tây Ninh) nơm nớp lo mất “cần câu cơm” khi địa phương muốn lấy lại đất. “An cư” đã có, thì “lạc nghiệp” trở nên bấp bênh khi công việc làm ăn mình gắn bó hàng chục năm bỗng dưng có nguy cơ biến mất.

Các doanh nghiệp thu phí làm ăn ra sao trước khi triển khai ETC?

Trong ngắn hạn, nguồn thu từ phí giao thông của các doanh nghiệp như HUT, CTI, CII, HHV... có thể bị ảnh hưởng do các phương tiện chưa hoàn thành dán tem ETC tuy nhiên điều này được kỳ vọng sẽ sớm cải thiện khi nhu cầu đi lại cao tốc là không thể thiếu trong tương lai.