Kỹ năng sống

Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại

Dù đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nhưng các vấn đề hô hấp vẫn "đeo bám" và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn? Rất có thể bạn đang "trữ" các món đồ sau trong gia đình, dù thoạt nhìn có vẻ rất sạch sẽ, vô hại:

1. Dầu đậu phộng (dầu lạc) để lâu

Ăn dầu đậu phộng có tốt không? Có, dầu dậu phộng hay còn gọi là dầu lạc thực sự đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng chống oxy hóa cao, chẳng hạn như acid p-coumaric, resveratrol, isoflavones, acid phytic, phytosterol cùng các chất béo không bão hòa đơn (tương tự như dầu ô liu).

Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 1.
Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 2.

Ảnh: eatpraygetwell, Shutterstock

Nhiều người cho rằng dầu đậu phộng tốt cho sức khỏe nên sử dụng dầu để nấu ăn trong thời gian dài, quá hạn sử dụng mà không biết. Mặc dù dầu đậu phộng được đánh giá là có điểm bốc khói cao (225 độ C) nhưng dầu đậu phộng lại dễ bị oxy hóa, gây hại cho sức khỏe. Trong đó, ăn dầu đậu phộng hết hạn sử dụng làm tăng nguy cơ nhiễm aflatoxin - một chất gây ung thư loại I (được WHO xếp loại), có thể dẫn tới nhiều bệnh ung thư như ung thư gan và ung thư phổi.

Đó là chưa kể đến các rủi ro sức khỏe nếu ép dầu đậu phộng có lẫn hạt bị mốc, nguy cơ tổn thương sức khỏe cũng tăng lên nhiều hơn.

Dầu đậu phộng để được bao lâu? So với nhiều loại dầu ăn thông thường thì dầu đậu phộng có thời hạn sử dụng ngắn hơn, cụ thể, hạn sử dụng của dầu đậu phộng nguyên chất chỉ khoảng 6 tháng nếu được bảo quản trong chai thủy tinh và nhiệt độ phòng dưới 30 độ C. Nếu nhận thấy dầu có mùi hôi, gây mũi thì nên bỏ đi, không nên tiết kiệm mà tiếp tục dùng.

2. Thảm cũ trong nhà

Một chiếc thảm có thể giúp cải thiện không gian nhà rất hiệu quả, tuy nhiên nếu thảm quá cũ thì dù có được giặt hay vệ sinh thường xuyên cũng khó có thể loại bỏ được hoàn toàn bụi bẩn hay vi sinh vật trên thảm, chẳng hạn như mạt bụi, lông thú cưng, bụi vải thậm chí là nấm mốc, bọ ve,... Đặc biệt là với những tấm thảm thường xuyên tiếp xúc với nước như thảm lau chân nhà tắm, thảm nhà bếp,...

Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 3.
Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 4.

Ảnh: Sina, Sohu

Tất cả những yếu tố này đều có thể xâm nhập vào phổi dẫn tới tổn thương phổi mãn tính, bào mòn sức khỏe của bạn dần dần và theo thời gian, nó có thể kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư phổi hay các bệnh đường hô hấp khác.

Bao lâu nên thay thảm một lần? Tùy thuộc vào độ sạch, độ mềm cũng như khu vực dùng thảm. Nếu cảm thấy thảm không còn mềm mại, màu sắc ngả ố, mùi hôi ngay cả khi thường xuyên giặt, thảm bắt đầu dễ trơn trượt do đế thảm bị ăn mòn, sợi vải trên bề mặt thảm bị bết hoặc rụng nhiều,... tốt nhất hãy thay một tấm thảm mới để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Với thảm trải cỡ lớn, hàng ngày nên dùng máy hút bụi hay cây lăn bụi để làm sạch.

3. Gối cũ đã dùng nhiều năm

Ngủ là một hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất. Chúng ta ngủ khoảng 24 năm 4 tháng trong cuộc đời.

Chiếc gối mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày thực ra rất dễ bám bụi, tế bào da chết và có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, rệp giường phát triển hay thậm chí là cả nước dãi, nước mũi. Dù không dễ thấy nhưng khi ngủ bạn có thể vô tình hít phải những "ký sinh" này vào phổi và gây bệnh như phổi mãn tính, viêm nang lông da đầu, nổi mụn...

Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 5.
Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 6.
Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 7.
Trong nhà có 3 thứ là mầm mống "kích hoạt" tế bào ung thư phổi, đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 8.

Ảnh: Sohu, ETToday

Theo ETToday, một chiếc gối có thể chứa trung bình tới 3 triệu vi khuẩn, gấp 17.000 lần so với bồn cầu vệ sinh nếu không được làm sạch sau 1 tuần hoặc con số này có thể lên tới 8,51 triệu vi khuẩn, gấp 400 lần vi khuẩn trong bồn rửa bát nếu không vệ sinh sau 3 tuần.

Nói cách khác, dù thường xuyên thay giặt vỏ gối hay phơi ruột gối nhưng với những chiếc vỏ gối hay ruột gối đã cũ, ố vàng hay đốm đen thì cần được thay mới.

Bao lâu thì nên thay ruột gối một lần? Tùy từng loại gối là thời hạn sử dụng của ruột gối là khác nhau, nhưng nhìn chung nên thay ruột gối sau khoảng 6 - 36 tháng sử dụng, chẳng hạn với gối ruột bông nhân tạo thì nên thay sau 6 tháng sử dụng. Bên cạnh đó, nên giặt ruột gối khoảng 3 tháng một lần, khi giặt nên xem hướng dẫn vệ sinh gối theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh làm hỏng gối. Còn đối với vỏ gối, bạn cần giặt vỏ gối với tần suất thường xuyên hơn, khoảng 1 - 2 tuần một lần và thay vỏ gối định kỳ 6 tháng một lần.

Dấu hiệu ung thư phổi phổ biến

Buổi sáng ngủ dậy bị ho như "máy kéo" hay thường xuyên bị khàn giọng kéo dài, thậm chí ho ra máu, ho đờm đặc kéo dài kèm khó thở và sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân,... Tất cả đều là những dấu hiệu ung thư phổi điển hình.

Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng ung thư phổi hay vấn đề hô hấp bất thường kể trên thì bạn cần nhanh chóng thăm khám sức khỏe tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ nguyên nhân do ung thư phổi.

Nguồn: Sohu, ETToday

Cùng chuyên mục

Đọc thêm