Xã hội

Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Thanh Hóa

Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện Nguyễn Thị Dung thường xuyên lên mạng xã hội Tiktok để livestream bán mỹ phẩm của nhiều hãng nổi tiếng với giá thành rất rẻ. Nghi vấn đây có thể là đối tượng sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả , lực lượng công an đã tiến hành lập án đấu tranh.

Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Thanh Hóa- Ảnh 1.

Lực lượng chức năng kiểm tra tang vật

Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã phối hợp với Công an xã Minh Sơn ( huyện Triệu Sơn ) và Đội quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tiến hành kiểm tra tại nhà Nguyễn Thị Dung thuê ở xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ một số lượng lớn hóa chất, dung dịch các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ , vỏ mỹ phẩm rỗng và các dụng cụ dùng để sản xuất mỹ phẩm giả gồm: 3 máy trộn, 7 thanh quay máy trộn cùng nhiều dụng cụ dùng để pha trộn mỹ phẩm. Đồng thời, tiến hành kiểm tra nhà ở của Nguyễn Thị Dung ở thôn Đồng Khang, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 256 chai mỹ phẩm (gồm 24 loại mỹ phẩm khác nhau như: kem tẩy trang, kem dưỡng da, serum trị mụn, kem làm trắng da)…do Dung tự sản xuất; 122 lọ mỹ phẩm (gồm 5 loại mỹ phẩm) không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ và giấy phép kinh doanh…

Quá trình đấu tranh, Nguyễn Thị Dung khai nhận: Khoảng tháng 12/2024, Nguyễn Thị Dung đã tham gia hội nhóm chuyên mua bán mỹ phẩm trên mạng xã hội Facebook và liên hệ đặt mua mỹ phẩm về bán tại nhà qua Facebook cá nhân và trang fanpage “Mỹ phẩm pass” do Dung tự lập.

Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Thanh Hóa- Ảnh 2.

Nguyễn Thị Dung và một số tang vật

Quá trình kinh doanh buôn bán mỹ phẩm, nhận thấy việc bán mỹ phẩm kiếm lời cao, khách hàng mua qua mạng lại không có nhiều hiểu biết về các mỹ phẩm, ham rẻ nên Dung đã nảy sinh ý định làm giả các loại mỹ phẩm để bán kiếm lời. Dung đã thuê nhà ở thôn 4, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn để sản xuất mỹ phẩm giả. Tại đây, Dung đã đặt mua các loại kem, serum và các chất pha trộn trên mạng xã hội với giá 50.000đ/1kg cùng với một số chất tạo màu, tạo mùi. Sau đó sử dụng máy trộn cầm tay để khuấy, đánh, trộn cho các loại dung dịch này gần giống với các loại mỹ phẩm nguyên bản rồi bơm, đổ vào các chai lọ mỹ phẩm của các nhãn hàng đã sử dụng hết được thu mua từ trước đó.

Chỉ tính từ khoảng cuối năm 2024 đến khi bị bắt, Nguyễn Thị Dung đã bán trót lọt hơn 1.000 đơn hàng cho các khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng giá trị hơn 142 triệu đồng.

Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Dung về tội “Sản xuất, mua bán hàng giả”, đồng thời điều tra, mở rộng vụ án.

Các tin khác

Cái chết của vũ trụ được dự đoán sẽ đến sớm hơn nhiều

Một nghiên cứu mới cho thấy vũ trụ của chúng ta có thể đang chết nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ của các nhà khoa học, nhưng nó vẫn sẽ tồn tại trong một thời gian dài đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một tuổi thọ lý thuyết tối đa được cập nhật cho vũ trụ dựa trên dự đoán nổi tiếng nhất của Stephen Hawking về hố đen rằng cuối cùng chúng sẽ bốc hơi.

Vietlott lại tìm ra vé số trúng độc đắc tiền tỷ

Vietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng độc đắc Jackpot 2 gần 3,7 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vào tối nay. Hai kỳ quay liền trước của sản phẩm Power 6/55, Vietlott cũng liên tiếp tìm ra vé số trúng Jackpot tiền tỷ.

Giá vàng bật tăng

Sáng nay (24/5), giá vàng đồng loạt tăng. Hiện giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 15 triệu đồng/lượng.

Telegram và những bê bối rúng động toàn cầu: Là "mảnh đất màu mỡ của tội phạm" với hàng loạt đường dây lừa đảo, ấu dâm; nhà sáng lập bị cáo buộc 12 tội danh

Từ nền tảng được tôn vinh là biểu tượng của tự do ngôn luận, Telegram dần trở thành nơi dung dưỡng cho các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, phát tán nội dung ấu dâm, rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia và được ví như một “mảnh đất màu mỡ của tội phạm”.

Thiếu điều dưỡng trầm trọng

Cứ 10.000 dân Việt Nam chỉ có 11,4 điều dưỡng trong khi cần ít nhất 25, việc chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế phụ thuộc vào gia đình.

Phân biệt cúm và Covid-19 thế nào?

Cúm và Covid-19 đều gây sốt, đau đầu, mệt mỏi, song có thể phân biệt thông qua biểu hiện mất khứu giác, vị giác.

Tội ác dưới vỏ bọc chữa bệnh

Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều bệnh nhân không ngần ngại vay mượn, bán nhà, cầm cố tài sản để mua thuốc đặc trị với hy vọng khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì bệnh không những không khỏi mà thuốc giả có thể trở thành liều “độc dược” cướp đi khát vọng sống của bệnh nhân.