Kỹ năng sống

TQ: Cô giáo bị phụ huynh ý kiến vì "ăn mặc phô ra bụng bầu"

Tóm tắt:
  • Cô giáo Trương mang thai bị tố cáo ăn mặc phô bụng bầu gây tranh cãi tại Trung Quốc.
  • Nhà trường xử phạt cô Trương bằng xếp loại không đạt, cắt thưởng và hủy tư cách thi đua.
  • Giáo viên mang thai thường bị phàn nàn về ngoại hình và thái độ không liên quan chuyên môn.
  • Cô Trương kêu gọi quyền được mặc đồ thoải mái và chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ.
  • Một trường học Bắc Kinh hỗ trợ giáo viên mang thai bằng trợ giảng, giảm giờ dạy và phòng nghỉ riêng.

Khi một người phụ nữ mang thai bước lên bục giảng, điều cô cần là sự thấu hiểu. Nhưng trong một câu chuyện đang gây xôn xao tại Trung Quốc, sự xuất hiện của chiếc bụng bầu lại trở thành lý do bị chỉ trích.

Theo đó, cô Trương, một giáo viên tại trường trung học trọng điểm ở Hà Bắc, Trung Quốc hiện đang mang thai ở tuần thứ 28. Mặc dù bụng bầu nặng nề, cô vẫn kiên trì đứng lớp suốt 6 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, điều bất ngờ xảy ra khi cô nhận được một đơn tố cáo nặc danh từ phụ huynh. Trong đơn, người này chỉ trích cô vì đã "ăn mặc phô ra bụng bầu", cho rằng điều này ảnh hưởng đến nghề nhà giáo. Sự việc này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng giáo dục.

Cô giáo mang thai khi đi dạy bị phụ huynh ý kiến.

Cô giáo mang thai khi đi dạy bị phụ huynh ý kiến.

Nhà trường đã đưa ra quyết định xử phạt nghiêm khắc đối với cô Trương, bao gồm việc xếp loại không đạt trong năm học, cắt thưởng và hủy tư cách thi đua. Câu chuyện của cô Trương không chỉ là một trường hợp cá biệt mà còn phản ánh một vấn đề lớn trong xã hội: khi giáo viên bị "thần thánh hóa", họ dần mất đi quyền được sống như những con người bình thường.

Lá đơn tố cáo nhắm vào những lý do vô lý đến khó tin: bụng bầu làm mất đi vẻ nghiêm trang của bục giảng, viết bảng không còn nắn nót, giọng nói thì hơi nhanh… như thể giáo viên phải luôn giữ một “chuẩn mực hoàn hảo” không chút mệt mỏi, không chút sai lệch nào.

Trong khi đó, 83% giáo viên nữ tại Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng lớp trong thai kỳ, và 68% từng bị phàn nàn vì những điều không liên quan đến chuyên môn giảng dạy. Khi một người phụ nữ đang nghén vẫn phải giảng bài, chấm điểm, coi thi…, xã hội lại soi mói vào chiếc váy bầu cô mặc, đó chẳng khác nào một hình thức bạo lực trong môi trường làm việc.

Trong đơn kiến nghị gửi nhà trường, cô Trương viết: “Tôi hiểu kỳ vọng của phụ huynh dành cho giáo dục nhưng mang thai không phải nguyên nhân gây ra sự cố giảng dạy”.

Câu nói ấy như một mũi kim chạm đúng nỗi đau âm ỉ, quyền được mặc đồ thoải mái, quyền được chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ của giáo viên có thể dễ dàng bị chà đạp chỉ vì vài định kiến lạc hậu.

Tổ chức Sản phụ khoa Thế giới (FIGO) đã khẳng định: Trang phục rộng rãi là điều kiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe thai phụ. Nhưng có những người vẫn lấy thẩm mỹ lỗi thời để áp đặt lên cơ thể người khác.

Bên cạnh đó, một trường học tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiên phong trong việc hỗ trợ giáo viên mang thai bằng cách triển khai một loạt giải pháp thiết thực. Cụ thể, nhà trường đã bố trí trợ giảng cho các giáo viên đang mang thai, điều chỉnh thời gian dạy học cho phù hợp và thiết kế khu vực nghỉ ngơi riêng biệt để giúp họ hồi phục sức khỏe. Những biện pháp này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại cảm giác được tôn trọng, điều mà mọi giáo viên đều xứng đáng nhận được.

Một xã hội biết bao dung với giáo viên, mới xứng đáng có một nền giáo dục tốt đẹp hơn.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Toàn cảnh nhà ga gần 11.000 tỷ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày vận hành

TPO - Dự án nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, với các công đoạn vệ sinh và thử nghiệm vận hành được triển khai khẩn trương. Dự kiến, công trình có tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 tới.

Cảm ơn những người thợ điện 500kV ở Đức Hòa ngày ấy

Năm 1982, trong tiết sinh hoạt, thầy chủ nhiệm lớp tôi nói: "10 năm sau khu vực chỗ trường mình có điện". Một bạn hỏi đầy nghi ngờ: "Thiệt hả thầy?". Thầy nói chắc như đinh đóng cột: "Thầy nói thiệt đó chớ". Và rồi 10 năm sau, năm 1992, những lời thầy nói như tiên tri, điện được kéo về xã, trường học, trạm y tế và cả khu vực nhà dân quanh đó đều có điện để dùng.