Xã hội

TP.HCM: Chủ đầu tư dự án hơn 9.000 tỉ lý giải việc chia nhỏ 10 gói thầu

Chiều 17.7, tại buổi họp báo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội định kỳ của TP.HCM, phóng viên đặt câu hỏi về tiến độ và việc chia nhỏ gói thầu tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Dự án này có tổng mức đầu tư 9.030 tỉ đồng, tổng chiều dài 32,7 km, là dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đến thời điểm hiện tại. Các hạng mục chính gồm xây kè bê tông 2 bên bờ, nạo vét lòng kênh, xây dựng đường rộng 8 - 12 m dọc 2 bên, lắp đặt hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, 12 bến thuyền và 3 cây cầu kết nối.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết dự án có 10 gói thầu xây lắp, gói thấp nhất 330 tỉ đồng, gói lớn nhất hơn 1.000 tỉ đồng, chia thành từng đoạn theo mốc các cây cầu dọc tuyến.

TP.HCM: Chủ đầu tư dự án hơn 9.000 tỉ lý giải việc chia nhỏ 10 gói thầu- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM trả lời về dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

ẢNH: NGUYỄN ANH

10 gói thầu này có 13 nhà thầu phụ tham gia, có nhà thầu phụ tham gia ở 2 - 3 gói thầu xây lắp. "Việc phân chia các gói thầu tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu, được cơ quan thẩm quyền thông qua", ông Dũng nói thêm, đồng thời khẳng định công tác đấu thầu thực hiện qua mạng, đảm bảo công khai, đúng quy định pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ.

Ông Dũng cho biết 9 gói thầu từ 1 - 9 khởi công tháng 2.2023, gói thầu số 10 do trục trặc về thiết kế, hồ sơ nên đến tháng 1.2024 mới khởi công. Theo hợp đồng, 9 gói thầu từ 1 - 9 có thời gian thi công 1.095 ngày, hoàn thành tháng 3.2026.

Lãnh đạo Ban Hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết thêm, hòa trong không khí phấn khởi của các ngày lễ lớn nên chủ đầu tư đặt mục tiêu hoàn thành dịp 30.4.2025 nhưng thực tế gặp một số khó khăn nên không thể hoàn thành dự án. Dù vậy, một số đoạn của dự án dài khoảng 4 km đã thông xe kỹ thuật.

Về tiến độ chung toàn dự án, ông Dũng cho biết khối lượng giải ngân đến nay đạt 52,6%, nếu tính thêm khối lượng thi công thực tế trên công trường chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán thì đạt từ 60 - 65%. Chủ đầu tư cho biết dự án gặp khó khăn về nguồn cát, đá và ảnh hưởng triều cường, thi công theo con nước.

"Chúng tôi đang hỗ trợ nhà thầu tìm nguồn cung vật liệu để đưa dự án hoàn thành đúng hẹn. Với một số nhà thầu thi công chậm, chủ đầu tư sẵn sàng căn cứ theo hợp đồng đã ký để phát cảnh báo, xử phạt", ông Dũng khẳng định.

Các tin khác

BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

Khi Chính phủ đẩy mạnh lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc nhằm thực hiện các cam kết Net-Zero vào năm 2050, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình này, trong đó có giải pháp phục hồi sản xuất Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất.

Lý do không sản xuất vàng nhân tạo

Vàng có thể tạo ra bằng phản ứng hạt nhân hoặc máy gia tốc hạt, nhưng số lượng thu được quá nhỏ so với chi phí năng lượng và thiết bị nên không được lựa chọn để sản xuất mở rộng.

SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) lần thứ 5 liên tiếp được Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Thế giới (Worldcob) vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại giải thưởng The Bizz. Đồng thời, Ngân hàng cũng được tạp chí tài chính quốc tế The European vinh danh tại 3 hạng mục giải thưởng về quản trị bền vững, quản trị rủi ro, ngân hàng điện tử.

Bộ trưởng Tài chính làm việc với FTSE Russell về định hướng nâng hạng chứng khoán Việt Nam

Thông tin từ Bộ Tài chính, sáng 17/7, tại trụ sở, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với đại diện FTSE Russell, công ty con của London Stock Exchange Group. Hai bên trao đổi về tiến độ cải cách, định hướng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam và hợp tác trong lĩnh vực thị trường vốn.