Xã hội

TOP 10 tỉnh thành có Chỉ số phát triển du lịch cao nhất năm 2024

Tóm tắt:
  • Đà Nẵng dẫn đầu về phát triển du lịch Việt Nam 2024, gồm 4,89 điểm.
  • Hà Nội và TP HCM lần lượt xếp thứ hai, ba, với điểm số trên 4.5.
  • Các chỉ số chính đánh giá môi trường, chính sách, hạ tầng, tài nguyên và bền vững.
  • Các tỉnh cuối bảng gặp khó khăn về hạ tầng, an ninh, nhân lực, tài nguyên và công nghệ.
  • Cần phân tích chi tiết để cải thiện lĩnh vực và thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ công bố báo cáo Chỉ số phát triển du lịch cấp tỉnh của Việt Nam (VTDI) 2024 nhằm thúc đẩy các tỉnh, thành nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo ra môi trường thuận lợi cho ngành du lịch và cải thiện các chương trình phát triển du lịch của địa phương. 

Bộ chỉ số dựa trên 17 trụ cột và 111 chỉ số thu thập từ khảo sát doanh nghiệp du lịch và các nguồn dữ liệu định lượng khác.

Tất cả các chỉ số được chuẩn hóa theo thang điểm từ 1 đến 7. Phương pháp tính điểm này cho phép sử dụng điểm số và thứ hạng để đánh giá chỉ số phát triển du lịch cấp tỉnh.

Các nhóm chỉ số và trụ cột bao gồm:

Nhóm chỉ số môi trường thuận lợi (môi trường kinh doanh, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh, nhân lực và thị trường lao động, mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông);

Nhóm chỉ số chính sách và điều kiện cho du lịch (mức độ ưu tiên cho du lịch, thu thập và chia sẻ dữ liệu, sức cạnh tranh về giá); nhóm chỉ số hạ tầng và dịch vụ (hàng không, mặt đất và cảng);

Nhóm chỉ số tài nguyên du lịch (thiên nhiên, văn hóa…)

Nhóm chỉ số sự bền vững của du lịch (môi trường và năng lượng, tác động kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch).

Kết quả, Đà Nẵng xếp hạng nhất với 4,89 điểm. Các trụ cột được đánh giá cao nhất gồm: Y tế và vệ sinh, nhân lực và thị trường lao động, mức độ ưu tiên cho du lịch, hạ tầng và dịch vụ du lịch, sự bền vững về môi trường và năng lượng trong du lịch...

Tiếp theo, Hà Nội xếp thứ hai với điểm số 4,6. Các trụ cột được đánh giá cao nhất gồm: Mức độ sẵn sàng về CNTT và truyền thông, sức cạnh tranh về giá, tài nguyên văn hóa, tác động kinh tế-xã hội của du lịch và nhân lực và thị trường du lịch.

TP HCM xếp hạng 3 với điểm số 4,58. Các trụ cột được đánh giá cao nhất gồm: Hạ tầng hàng không, tài nguyên phi giải trí, thu thập và chia sẻ dữ liệu, y tế và vệ sinh, mức độ sẵn sàng về CNTT và truyền thông, sức cạnh tranh về gia và tác động kinh tế xã hội của du lịch. 

 Bảng xếp hạng các tỉnh trong VTDI 2024. (Nguồn: Văn phòng Chính phủ)

Phía cuối bảng xếp hạng là Tiền Giang, Hà Giang và Đắk Lắk.

Cụ thể, Tiền Giang xếp hạng 28 với điểm số 3,78. Các trụ cột có kết quả thấp đang bộc lộ những thách thức đáng kể bao gồm: Hạ tầng hàng không, an toàn và an ninh, tác động kinh tế-xã hội của du lịch, mức độ ưu tiên cho du lịch, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa, sự bền vững về nhu cầu du lịch; và mức độ sẵn sàng về CNTT và truyền thông.

Hà Giang xếp hạng 29, điểm số 3,70.  Các trụ cột có kết quả thấp đang bộc lộ những thách thức đáng kể bao gồm: nhân lực và thị trường lao động, thu thập và chia sẻ dữ liệu, tài nguyên phi giải trí, hạ tầng mặt đất và cảng mức độ sẵn sàng về CNTT và truyền thông, sức cạnh tranh về giá, hạ tầng hàng không, và tác động kinh tế-xã hội của du lịch.

Đắk Lắk xếp hạng 30, điểm số 3,66.  Các trụ cột có kết quả thấp nhất đang bộc lộ những thách thức đáng kể bao gồm: Môi trường kinh doanh, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh, nhân lực và thị trường lao động, mức độ ưu tiên cho du lịch, thu thập và chia sẻ dữ liệu, sức cạnh tranh về giá, hạ tầng mặt đất và cảng, nhóm chỉ số Hạ tầng và dịch vụ du lịch -  tài nguyên văn hóa, tài nguyên phi giải trí, sự bền vững về môi trường và năng lượng trong du lịch, tác động kinh tế-xã hội của du lịch và sự bền vững về nhu cầu du lịch.

Trong thời gian tới, để phát huy tốt nhất Chỉ số VTDI, báo cáo cho rằng, các cơ quan chức năng cần phân tích những diễn giải chi tiết để xác định những lĩnh vực cụ thể cần cải thiện và thúc đẩy các tỉnh hợp tác chặt chẽ hơn và chia sẻ những điển hình tốt nhất.

Điều quan trọng là cần nhấn mạnh tới tính bền vững; không ngừng giám sát và đánh giá các chỉ số, coi VTDI với các điểm chuẩn là công cụ để phát triển du lịch ở Việt Nam. Điều đó giúp duy trì năng lực cạnh tranh và tính bền vững, nâng cao thứ hạng du lịch quốc gia và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và xã hội một cách tổng thể.

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Địa phương toàn quyền đặt tên xã mới

Các địa phương toàn quyền quyết định đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới, có thể đặt một trong các tên của đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, cũng có thể theo doanh nhân, lấy tên thành phố, thị xã của cấp huyện để đặt tên hoặc gắn thêm số...

Vỡ vật hang do quan hệ sai tư thế

Nhập viện trong tình trạng đau, bầm tím “vùng kín” sau sinh hoạt vợ chồng, người đàn ông 35 tuổi ở Hà Nội được bác sĩ chẩn đoán vỡ vật hang, phải phẫu thuật cấp cứu.