Tài chính

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất quý I/2025: Bất ngờ với vị trí Á quân

 

Nguồn: BCTC quý I các ngân hàng - Đồ hoạ: Vân Miên.

Trước áp lực gia tăng nợ xấu, nhiều ngân hàng đồng thời nâng bộ đệm dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, không phải lúc nào số dư dự phòng nợ xấu cũng theo kịp tốc độ tăng của nợ xấu. 

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2025 của 27 ngân hàng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/số dư nợ xấu) phần lớn nhà băng đều giảm so với thời điểm cuối năm ngoái.

Xét chung toàn ngành, tỷ lệ này giảm 11,4 điểm %, từ mức 91,4% cuối năm ngoái xuống 80% vào cuối quý I. Theo số liệu thống kê, chỉ có 6/27 ngân hàng báo cáo tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng trong năm qua.

Hiện chỉ còn 4 ngân hàng duy trì được tỷ lệ bao phủ trên ngưỡng 100% là Vietcombank, VietABank VietinBank, Techcombank. BIDV đã rời nhóm này khi ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 133,7% từ đầu năm xuống còn 96,8% cuối quý I. Trong các quý trước đó, BIDV từng ghi nhận tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên ngưỡng 100%. 

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ bao phủ nợ xấu, đạt 216,1%, giảm thêm 7,2 điểm % so với cuối năm ngoái. Năm 2022, tỷ lệ bao phủ của Vietcombank từng ở trên mốc 300%. Mặc dù vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank vẫn đang gấp 2,7 lần trung bình ngành. 

Trong quý này, VietABank bất ngờ vươn lên vị trí Á quân toàn ngành, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 72,5% cuối năm ngoái lên mức 150,2% cuối quý I, chủ yếu nhờ việc cắt giảm một nửa số dư nợ xấu.

Đại diện tiếp theo của nhóm Big4 là VietinBank và 'ông lớn' cổ phần Techcombank lần lượt xếp vị trí thứ ba và 4 với tỷ lệ bao phủ đạt 136,8%, giảm 33,93 điểm % và 111,6%, giảm 2,36 điểm % so với cuối năm 2024. Cuối quý I, VietinBank vẫn tiếp tục dẫn trước BIDV về tỷ lệ bao phủ nợ xấu. 

Những vị trí còn lại trong Top 10 lần lượt thuộc về Bac A Bank, BIDV, SeABank, MB, Sacombank, LPBank. Trong đó, Bac A Bank, Sacombank và VietABank là ba ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu được cải thiện, tăng lần lượt 0,65 điểm %, 6,24 điểm % và 77,75 điểm % so với cuối năm 2024. 

Ngoài top 10, có thêm ba ngân hàng cổ phần cải thiện được tỷ lệ bao phủ nợ xấu bao gồm  VietBank, ABBank và NCB với mức tăng không quá lớn, đều dưới 5 điểm %. 

Sau ba tháng, BIDV là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm sâu nhất, từ 133,7% xuống còn 96,8%, nguyên nhân do số dư nợ xấu của ngân hàng đã tăng hơn 37,4% trong quý đầu năm. Cuối năm 2022, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ông lớn cổ phần này từng ở mức 188%, đứng thứ 5 toàn ngành. 

 

Các tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (15/5), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giá thấp nhất còn quanh mốc 114 triệu đồng/lượng.

Bắt tạm giam hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung

Ông Trần Kim Quyên - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung, bị bắt tạm giam vì chỉ đạo kế toán trưởng và thủ quỹ bỏ ngoài sổ sách nhiều nguồn thu dịch vụ và một số hoạt động sự nghiệp khác để sử dụng trái quy định pháp luật.

‘Ngày tàn’ của iPhone tại Trung Quốc?

Tháng 3/2025, doanh số smartphone ngoại, bao gồm iPhone, tại Trung Quốc sụt giảm 49,6%, so với một năm trước, từ 3,7 triệu máy xuống còn gần 1,9 triệu máy.

Nguy cơ cháy nắng ở mắt

Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) có thể gây cháy nắng mắt, nếu lặp lại và kéo dài dẫn đến tổn thương, gây bệnh về mắt.

Hãng công nghệ lớn nhất thế giới Microsoft cắt giảm 6.000 nhân sự

Dù đạt lợi nhuận quý cao vượt kỳ vọng, Microsoft vẫn tuyên bố cắt giảm 6.000 nhân viên – tương đương 3% lực lượng lao động toàn cầu. Động thái này nằm trong chiến lược tái cơ cấu tổ chức để thích ứng với thị trường liên tục biến động.