Cho vay khách hàng tại các ngân hàng đều có xu hướng tăng mạnh trong nửa đầu năm do nhu cầu vay phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,4 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%).
Số liệu tổng hợp của người viết từ báo cáo tài chính quý II của 28 ngân hàng cho thấy tổng số dư cho vay khách hàng của nhóm ngân hàng đã tăng 9% so với cuối năm trước.
Nhóm Big4 các ngân hàng quốc doanh vẫndẫn đầu về doanh số cho vay, đều trên 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, BIDV tiếp tục giữ vị trí quán quân với hơn 1,43 triệu tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu kỳ.
Ngoài ra, TOP 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất còn có sự góp mặt của nhóm tư nhân như MB, Sacombank, ACB, VPBank, Techcombank, SHB.
Xét về mức tăng trưởng, có tới 10/28 nhà băng có tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng hai chữ số. Ngân hàng ghi nhận sự tăng doanh số cho vay cao nhất là HDBank, tăng 17% so với đầu năm; tiếp đó là SeABank với mức tăng 16,7%.
Đáng chú ý, trong TOP 10 "ông lớn" Vietcombank cùng MB cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao 14,6% và 14,3%. Đây là hai ngân hàng cho biết sẽ tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng bằng việc nhận chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng yếu kém. Với việc này, Vietcombank và MB đều kỳ vọng có được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác trong ngành.
PG Bank là ngân hàng duy nhất có số dư cho vay khách hàng sụt giảm trong nửa đầu năm (giảm 4,5%).
Số dư cho vay của các ngân hàng cuối tháng 6/2022