Chứng khoán

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu bứt phá lên tới 70%

TIN MỚI

Trên sàn HOSE , nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất có mức tăng áp đảo so với nhóm giảm điểm. Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn ghi nhận mức tăng cao nhất là 34% và thấp nhất là 12%.

Cổ phiếu SFG của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam. Sau thời gian lình xình dưới mệnh, cổ phiếu này liên tục bứt phá để leo lên 15.000 đồng/cp, tăng 34% sau một tuần giao dịch và là mức cao nhất trong 20 tháng qua. Thanh khoản của mã này cũng cải thiện đáng kể từ trung bình vài nghìn đến chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh trong phiên.

Cùng chiều bứt phá, cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPT cũng gây chú ý với chuỗi tăng miệt mài để lên 58.000 đồng - mức đỉnh cao nhất trong lịch sử niêm yết. Nhìn xa hơn, cổ phiếu chứng khoán này đã bứt phá gấp 3,5 lần trong 1 năm qua.

Ảnh chụp Màn hình 2024-03-02 lúc 20.21.41.png

Cổ phiếu Gemadept (mã GMD) bứt phá mạnh mẽ để chinh phục vùng đỉnh lịch sử mới tại mức giá 80.500 đồng/cp. Thanh khoản cũng tăng mạnh so với mức bình quân khi khối lương khớp lệnh đạt gần 3 triệu đơn vị.

Ở chiều giảm, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE ghi nhận mức giảm phổ biến 4% đến 16%, trong đó áp lực bán mạnh nhất tại cổ phiếu ST8.

Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng từ 11-20%. Những mã tăng điểm chủ yếu là cổ phiếu nhỏ, có tính đầu cơ cao.

Ảnh chụp Màn hình 2024-03-02 lúc 20.23.59.png

Trên UPCOM, biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng từ 21%-70% trong tuần qua.

"Quán quân" tăng mạnh nhất tuần qua gọi tên TMW của Công ty Cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai khi tăng trần 4 phiên trong tuần. Thị giá bứt phá 70% sau một tuần để lên mức 10.900 đồng/cp. Tổng hợp gỗ Tân Mai là một trong những đơn vị SXKD lâu đời nhất miền Nam, có lịch sử hình thành từ năm 1905 do người Pháp quản lý. Thàng 03/2006, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến gỗ; may công nghiệp; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp...

Ảnh chụp Màn hình 2024-03-02 lúc 20.27.52.png

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 21% - 39%.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm