Phong cách sống

"Tôi không có tiền, vì vậy không cần quản lý tài chính": Sai lầm lớn nhất năm 25 tuổi khiến bạn mãi tụt lại phía sau

Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học được một năm mà vẫn giữ thói tiêu xài hết mình như thời sinh viên; nếu bạn đã tốt nghiệp cách đây 3 năm nhưng vẫn không tiết kiệm được 20% thu nhập mỗi năm; nếu bạn trên 25 tuổi nhưng chưa từng tiếp xúc với bất kỳ con đường đầu tư nào khác - nếu thỏa mãn bất kỳ điều nào trên đây, bạn phải chú ý tìm hiểu một cách hệ thống một số kiến thức tài chính.

Thực ra, ăn chơi hết mình không phải là thuật ngữ đáng tự hào. Dù bạn có thể kiếm được nhiều tiền, cuộc sống chất lượng cao nhưng thói tiêu xài phung phí ở trường hợp này cũng không đáng tuyên dương hay để ngụy biện cho câu “làm được thì chơi được".

Đối với những người mới đi làm, 3 năm đầu ra trường là giai đoạn thích nghi với nghề nghiệp rất quan trọng, nhiều người sẽ chọn làm việc trong ngành này hơn chục năm, thậm chí cả đời. Sau 3 năm đi làm nếu không thể tiết kiệm hơn 20% thu nhập, điều này cho thấy bạn có thể phải điều chỉnh nguồn thu nhập bằng cách thay đổi công việc, thành phố hoặc thay đổi bản thân, nếu không sẽ khó để có một khoản dư đề phòng cho các trường hợp xấu có thể xảy ra trong tương lai.

Tôi không có tiền, vì vậy không cần quản lý tài chính: Sai lầm lớn nhất năm 25 tuổi khiến bạn mãi tụt lại phía sau - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Dưới đây sẽ là một vài hiểu lầm cực kỳ phổ biến về quản lý tài chính của giới trẻ hiện tại:

Đầu tiên, tôi không có tiền, vì vậy tôi không cần quản lý tài chính. Nhắc đến quản lý tài chính, các bạn trẻ luôn mong muốn tìm được một chuyên gia tài chính để giúp mình quản lý số tiền có giá trị lên đến vài tỷ. Tuy nhiên, thực tế, số dư hàng tháng trong tài khoản của họ cũng chỉ có vài trăm ngàn, đừng nói đến tiền trả cho chuyên gia, tiền để tiết kiệm còn chẳng có.

Có một câu nói rằng: "Khi tôi còn trẻ, tôi có thời gian nhưng không có tiền. Khi tôi có tiền, tôi không có thời gian." Điều này chỉ cho thấy những người trẻ đang thiếu tiền, nhưng không biết cách chuyển thời gian thành tiền. Con người đã thiết kế một trong những hệ thống phức tạp nhất trên thế giới, đó chính là hệ thống tài chính. Hệ thống này giúp cho tiền liên tục di chuyển và sử dụng trong bất kể thời điểm nào.

Cách sử dụng các khoản vay một cách hợp lý và kiểm soát các khoản nợ của bạn trong một phạm vi hợp lý là một kiểu quản lý tài chính cực kỳ phổ biến ở thời điểm hiện tại. Nếu tình hình tài chính của bạn tốt, tại sao không vay tiền để mua nhà hoặc xe hơi, và tận hưởng cuộc sống chất lượng cao hơn trong phạm vi có thể kiểm soát của bạn?

Xiao Ming là một trường hợp điển hình, sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã kết hôn với người bạn gái đã yêu nhiều năm. Giá nhà đất ở Thượng Hải rất cao, nhưng Xiao Ming vẫn nghiến răng vay mượn bố mẹ hai bên để đủ tiền trả trước cho mua một căn nhà nhỏ. Cả bố mẹ hai bên đều là những người lao động bình thường, việc vay tiền mua nhà là một việc mà Xiao Ming phải rút hết sức can đảm. Năm sau đó, giá nhà đất tại Thượng Hải tăng cao, căn nhà của Xiao Ming đã tăng gấp đôi giá trị. Đi làm được ba năm thì cơ bản cuộc sống đã ổn định, nhà đã trả xong nợ và anh lại tiếp tục vay mua ô tô.

Tôi không có tiền, vì vậy không cần quản lý tài chính: Sai lầm lớn nhất năm 25 tuổi khiến bạn mãi tụt lại phía sau - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Thứ hai chính là quản lý tài chính phải cho phép bản thân tự do tài chính. Tự do tài chính là một mục tiêu lý tưởng, không phải nói là không thể đạt được, nhưng cũng gần giống như việc cố gắng đạt đến trình độ của Warren Buffett (doanh nhân nổi tiếng người Mỹ) khi bắt đầu đầu tư.

Nếu bạn biết cách quản lý tài chính, bạn chưa chắc đã giàu, nhưng nếu bạn không biết cách quản lý tiền bạc, bạn chắc chắn sẽ không thể giàu được. Một thực tế khủng khiếp là sau nhiều chu kỳ tăng giá nhà đất ở Trung Quốc, nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc không có vốn đầu tư bất động sản đã vô tình bị bỏ lại phía sau. Nhiều bạn trẻ không nhận ra rằng nếu không chủ động học hỏi một số kiến thức tài chính và cố gắng quản lý tài chính cá nhân đến năm 25 tuổi thì họ có thể sẽ bị tụt lại phía sau.

Tôi không có tiền, vì vậy không cần quản lý tài chính: Sai lầm lớn nhất năm 25 tuổi khiến bạn mãi tụt lại phía sau - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Quản lý tài chính cũng giống như mọi việc bạn làm, bạn phải kiểm soát kỳ vọng của mình và đặt mục tiêu hợp lý, nếu không sẽ rất dễ để bạn bỏ cuộc. Quản lý tài chính đặc biệt đòi hỏi một người phải có sự tập trung để trì hoãn sự hài lòng và cũng không thể thờ ơ với những tổn thất, đặc biệt, lòng tham tiền bạc của con người thường khiến bản thân họ trở nên nóng nảy và có nhiều hành động bốc đồng.

Hãy nhớ rằng, khi bạn mới ra trường đi làm thì cuộc sống cũng chỉ mới bắt đầu. Mới quản lý tài chính được hai ba tháng sẽ không phản ánh sự khác biệt, nhưng trong 2 - 3 năm, cho dù bạn chỉ làm theo kế hoạch trước kia đề ra thì sự khác biệt về kết quả sẽ bắt đầu xuất hiện. Thời gian, cộng với một số cơ hội thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ trở nên vượt trội hơn so với những người có cùng xuất phát điểm nhưng lại không ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm