Phá đường dây mại dâm có nhiều hoa hậu, hoa khôi giá 200 triệu đồng/lượt
Mở rộng đường dây môi giới mại dâm cho tiếp viên hàng không, hoa hậu, hoa khôi hoạt động liên tỉnh do Vỏ Thị Mỷ Hạnh (26 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, cựu tiếp viên hàng không) cầm đầu, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM phát hiện các đối tượng cầm đầu còn tổ chức môi giới mại dâm cho hoa hậu Thế giới người Việt và Hoa khôi Du lịch Việt Nam trong các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam, quốc tế.
Nguyễn Thành Liêm và Hà Thụy Vân Anh tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp.
Công an xác định Nguyễn Thành Liêm (34 tuổi, quê Cà Mau) và Hà Thụy Vân Anh (23 tuổi, ngụ quận Tân Phú) là 2 đối tượng cùng tham gia cầm đầu đường dây hoạt động mại dâm.
Từ lời khai của 2 đối tượng này, tổ công tác kiểm tra tòa nhà trên đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Phong, quận 7), một khách sạn huyện Bình Chánh và phát hiện 4 cặp nam nữ có hành vi mua bán dâm.
Trong đó, một phụ nữ từng là hoa hậu một cuộc thi sắc đẹp đang thực hiện hành vi bán dâm với giá 200 triệu đồng; và cô gái là từng là hoa khôi du lịch Việt Nam và nhiều giải trong các cuộc thi sắc đẹp khác) đang thực hiện hành vi bán dâm với giá 45 triệu đồng…
Nếu khách mua dâm như đi tour, đi nhanh, qua đêm... Liêm và Anh thu tiền trực tiếp của khách mua dâm. Mỗi lần môi giới thành công, Liêm và Anh được hưởng 1000-2000 USD/1lần gái bán dâm là các hoa khôi, hoa hậu, người mẫu.
Giá trị thực của gốc sưa khủng ở Quảng Bình vẫn là ẩn số
Gốc cây sưa "khủng" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình được 2 cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy (ngụ thôn 4, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) phát hiện nằm dưới lòng suối tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch vào tháng 2/2014, lúc đang đi đánh cá. Đường kính thân cây khoảng 1m, dài 1,8m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5m và nặng trên 2,1 tấn. Bên trong thân của gốc sưa bị rỗng hoàn toàn, cây già cỗi cộng thêm bị ngâm nước thời gian dài tạo nên nhiều vết nứt chằng chịt.
Thời điểm khi thị trường gỗ sưa rất "nóng" ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều thương lái từng về trả giá gốc sưa "khủng" này trị giá 17 tỉ đồng và đây được xem là gốc sưa lớn nhất từ trước đến nay được tìm thấy ở Quảng Bình.
Gốc gỗ sưa "khủng” có tuổi đời ước tính lên tới hàng trăm năm
Theo Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình, di vật được trưng bày tại bảo tàng là những vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc nghệ thuật. Nếu xét đến các đặc điểm trên thì gốc sưa này không có. Tuy nhiên, vì đây là bảo tàng tổng hợp nên gốc sưa có thể được trưng bày để minh họa cho đặc trưng của tỉnh nhà, làm phong phú các sản vật tự nhiên. Đến thời điểm này, giá trị thực của gốc sưa hiện vẫn còn là ẩn số.
Tuy nhiên, Quảng Bình quyết định trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh này thì hiện rất ít người lui tới tham quan, chiêm ngưỡng khiến nhiều người xót xa, tiếc nuối.
Nhiều nguyên liệu của bánh mỳ Phượng được chủ cơ sở tự chế biến
Ngày 15/9, bác sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết hiện tại vẫn còn nhiều bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đang nằm điều trị tại các cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.
Theo ông Mai Văn Mười, ngày 13/9, cơ quan chức năng đã lấy các mẫu lưu của cơ sở và mẫu có liên quan gửi kiểm nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang, dự kiến từ 7-10 ngày sẽ có kết quả. Tiệm bánh mì Phượng cũng đã bị tạm đình chỉ hoạt động từ ngày 13/9.
Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng đang được điều trị tại Bệnh viện Vĩnh Đức
Theo kết quả xác minh từ đoàn điều tra, giám sát và xử lý ngộ độc thực phẩm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam lập và tiến hành hôm 13/9, qua khai báo của chủ cơ sở, có tất cả 10 nguyên liệu, thực phẩm dùng để chế biến ra ổ bánh mì Phượng đến tay thực khách. Trong đó, pa tê do cơ sở tự chế biến, một số nguyên liệu do tiệm bánh mì Phượng mua về rồi tự chế biến, một số mua về đưa vào bánh mì dùng trực tiếp.
Tại thời điểm điều tra, tiệm bánh mì Phượng chỉ lưu giữ hợp đồng cung cấp thực phẩm với các hộ Đ.T.Th., V.T.T., P.T.L. Các cơ sở cung cấp khác không có hợp đồng, không lưu giữ giấy tờ về an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm.
Biển đẹp 51K-888.88 được chốt ở mức tiền khủng, hơn 32 tỷ đồng
Hôm nay 15/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tổ chức đấu giá lại đối với 11 biển số xe ôtô do phiên đấu giá thứ nhất tạm dừng vì sự cố kỹ thuật.
Việc đấu giá được thực hiện trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam: https://vpa.com.vn. Theo Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, đối với khách hàng đã tạm rút tiền hồ sơ, tiền đặt trước đối với các biển số trên, có nhu cầu tham gia đấu giá lại cần phải nộp lại tiền hồ sơ, tiền đặt trước, gồm 40,1 triệu đồng/1 biển số xe (tiền đặt trước là 40 triệu đồng, tiền hồ sơ tham gia đấu giá là 100 nghìn đồng). Thời hạn nộp đến trước 16 giờ 30 ngày 14/9/2023. Công ty này cũng cho hay không phát sinh thêm khách hàng mới tham gia đấu giá đối với 11 biển số trên.
Biển số đẹp TP.Hồ Chí Minh ghi nhận mức đấu giá kỷ lục 32,34 tỷ đồng. Hai biển số ở Hà Nội 30K-555.55, 30K-567.89 được khách hàng trả lần lượt 14,12 tỷ đồng và13,075 tỷ đồng. Các biển số ở địa phương khác có kết quả đấu giá từ 650 triệu đồng đến 4,27 tỷ đồng. Tổng số tiền sự kiến thu được từ phiên đấu giá 11 biển số ô tô là hơn 82 tỷ đồng.