Bất động sản

Tín dụng chảy vào bất động sản vẫn tăng cao

Thông tin này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại hội nghị phát triển thị trường bất động sản chiều 14/7.

Đến cuối tháng 5, dư nợ tín dụng với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cuối năm ngoái. Thống đốc cho biết đây là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, chiếm 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung với nền kinh tế.

Tín dụng lĩnh vực bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng (1,55 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66%), còn lại là phục vụ kinh doanh bất động sản hơn 786.000 tỷ đồng.

Tín dụng chảy vào bất động sản vẫn tăng cao - Ảnh 1.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trình bày về tín dụng bất động sản tại hội nghị ngày 17/4. Ảnh: VGP

Nhấn mạnh thị trường bất động sản có vai trò quan trọng và có mối liên hệ với nhiều ngành sản xuất nhưng Thống đốc cũng chia sẻ, việc cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản là lĩnh vực rủi ro cần được kiểm soát.

Nhu cầu tín dụng bất động sản thường có thời hạn trung và dài hạn (hiện nay khoảng 94% dư nợ có thời gian từ 10-25 năm), trong khi đó nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn với mức lãi suất thay đổi theo thị trường (khoảng 80% là tiền gửi ngắn hạn).

Nếu các tổ chức tín dụng không cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay phù hợp, có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân. Bởi vậy, với vai trò là cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành đầy đủ hành lang pháp lý với việc ngân hàng cho vay, mua trái phiếu, bảo lãnh, trong đó có lĩnh vực bất động sản, bà Hồng chia sẻ.

Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là nguồn vốn ngân hàng phải tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 14% (năm 2021 tín dụng tăng 13,6%, năm 2020 là 12%). Tuy nhiên, tới hết nửa đầu năm, tín dụng đã tăng tới 9,35% - cao hơn cả mức tăng của cùng kỳ những năm trước dịch Covid-19.

"Lạm phát đang chịu sức ép gia tăng nhưng trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 là 14%", Thống đốc thông tin.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Xu hướng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng từ góc nhìn Charm Resort Hồ Tràm

Du lịch đang bước vào thời kỳ “thay áo mới”, các hình thái BĐS nghỉ dưỡng gắn liền với du lịch đã xuất hiện và nhanh chóng bắt nhịp với thị trường, từ đó làm thay đổi xu hướng lựa chọn sản phẩm nghỉ dưỡng để đầu tư.

HoREA: Nghịch lý biệt thự trăm tỷ nở rộ, thiếu nhà giá 1 tỷ

Theo chuyên gia, tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là thiếu nhà ở có giá vừa túi tiền dẫn đến giá nhà đã tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Hiện nay, tại TP. HCM đã có ngôi nhà liền thổ có giá lên đến 500 tỷ đồng, hoặc căn hộ cao cấp hạng sang có giá trên 100 tỷ đồng.