Sức khỏe

Tìm ra thủ phạm gây đột quỵ không rõ nguyên nhân ở người trẻ

Tóm tắt:
  • Nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Helsinki phát hiện yếu tố gây đột quỵ ở người trẻ tuổi.
  • Nhiều người trẻ gặp đột quỵ không rõ nguyên nhân dù không có các yếu tố nguy cơ truyền thống.
  • Người có khuyết tật tim có nguy cơ đột quỵ “bất thường” cao gấp đôi so với người bình thường.
  • Chứng đau nửa đầu được xác định là thủ phạm chính gây đột quỵ không rõ nguyên nhân.
  • Cần đánh giá thường xuyên các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ.

Các yếu tố nguy cơ truyền thống gây ra đột quỵ đã được biết đến bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, hút thuốc, béo phì. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy ngày càng nhiều người trẻ không có các yếu tố nguy cơ này vẫn bị đột quỵ không rõ nguyên nhân. Nghiên cứu mới nhằm tìm ra thủ phạm chính gây ra các ca đột quỵ không rõ nguyên nhân này, theo trang tin y khoa News Medical.

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Helsinki ở Helsinki (Phần Lan) đã phân tích dữ liệu của 1.046 người trong độ tuổi từ 18 - 49, với độ tuổi trung bình là 41. Trong đó, 523 người từng bị đột quỵ không rõ nguyên nhân và 523 người không có tiền sử đột quỵ.

Tìm ra thủ phạm gây đột quỵ không rõ nguyên nhân ở người trẻ - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều người trẻ không có các yếu tố nguy cơ đã biết vẫn bị đột quỵ không rõ nguyên nhân

Ảnh: AI

Các tác giả đã xem xét mối liên quan của 12 yếu tố nguy cơ truyền thống, 10 yếu tố nguy cơ bất thường và 5 yếu tố nguy cơ riêng ở phụ nữ.

Họ cũng đã xem xét kỹ những trường hợp bị khuyết tật tim. Khuyết tật tim thường vô hại nhưng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Kết quả đã phát hiện:

Người bị khuyết tật tim có thể có nguy cơ đột quỵ do các nguyên nhân "bất thường" cao gấp đôi. Các nguyên nhân "bất thường", gồm: Cục máu đông trong tĩnh mạch, chứng đau nửa đầu, bệnh thận, bệnh gan hoặc ung thư.

Đáng chú ý, trong khi mỗi yếu tố nguy cơ truyền thống làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 41%, thì mỗi yếu tố nguy cơ "bất thường" làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 70%.

Khi phân tích sâu hơn, các tác giả nhận thấy thông thường, các yếu tố nguy cơ truyền thống chiếm khoảng 65% số ca đột quỵ, so với 27% là do các yếu tố nguy cơ "bất thường" và 19% là các yếu tố nguy cơ riêng ở phụ nữ.

Tuy nhiên, ở người bị khuyết tật tim, các yếu tố nguy cơ truyền thống chỉ chiếm 34%, so với 49% là do các yếu tố nguy cơ "bất thường", và khoảng 22% là các yếu tố nguy cơ riêng ở phụ nữ.

Tìm ra thủ phạm gây đột quỵ không rõ nguyên nhân ở người trẻ - Ảnh 3.

Thủ phạm lớn nhất gây ra đột quỵ không rõ nguyên nhân: Chứng đau nửa đầu

Ảnh: AI

Thủ phạm lớn nhất gây đột quỵ không rõ nguyên nhân

Đặc biệt, nghiên cứu đã tìm ra thủ phạm lớn nhất gây ra đột quỵ không rõ nguyên nhân: Chứng đau nửa đầu, theo News Medical.

Hóa ra đây là yếu tố hàng đầu gây ra các ca đột quỵ không rõ nguyên nhân, còn gọi là đột quỵ ẩn, đặc biệt là ở phụ nữ. Và tỷ lệ đột quỵ do nguyên nhân này đặc biệt cao ở người bị khuyết tật tim, chiếm đến 46% số ca đột quỵ, so với khoảng 23% ở người bình thường. Điều này cho thấy nguy cơ cao gấp đôi ở người bị khuyết tật tim.

Tác giả chính, tiến sĩ Jukka Putaala, Trưởng khoa đột quỵ tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đại học Helsinki, cho biết: Chúng tôi rất ngạc nhiên về các yếu tố nguy cơ "bất thường", đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có thể là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ ở người trẻ.

Có tới một nửa số ca đột quỵ ở người trẻ là không rõ nguyên nhân, nhất là ở phụ nữ. Để phòng ngừa hiệu quả, cần phải đánh giá cẩn thận và thường xuyên các yếu tố nguy cơ truyền thống và bất thường ở nhóm tuổi này. Cũng nên sàng lọc cẩn thận những người đã từng đột quỵ để ngăn ngừa các cơn đột quỵ trong tương lai, tiến sĩ Putaala lưu ý.

Các tin khác

Sacombank thông tin về việc xử lý nợ xấu của đại gia Trầm Bê

Từ năm 2017 cho đến năm 31/12/2024, Sacombank đã thu hồi 25.612 tỷ đồng từ các khoản nợ của ông Trầm Bê và người có liên quan, trong đó có 23.363 tỷ đồng nợ gốc và 2.249 tỷ đồng là lãi. Dư nợ còn lại là 12.037 tỷ đồng, trong đó nợ bán cho VAMC là 10.538 tỷ đồng, các khoản repo và khoản phải thu là 1.454 tỷ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em Việt ngày càng tăng

Cận thị đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. WHO dự báo năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Tương tự tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ cận thị ngày càng tăng.

Tiết lộ việc "xóa nợ" của các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Như Ánh - Tổng Giám đốc MB - cho biết mới nhận ngân hàng chuyển giao được 5 - 6 tháng. Với số lỗ luỹ kế lên đến 15.000 tỷ đồng của MBV thì trong vòng 5-7 năm xóa được nợ, từ 7-10 năm phục hồi ngân hàng này trở lại hoạt động bình thường.

Lãnh đạo Lào, Campuchia sẽ dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhận lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith dẫn đầu và đoàn đại biểu cấp cao Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen dẫn đầu sẽ tới Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.