Khoa học

Tìm ra nguyên nhân giúp khủng long vượt qua kỷ Jura lạnh lẽo

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances, lớp lông giúp loài khủng long có thể thích nghi tốt trong thời kỳ núi lửa hoạt động và nhiệt độ giảm mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh các khu vực mà các loài bò sát không có lớp lông thống trị trước đó.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng không có sông băng nào tồn tại trên Trái đất từ cuối kỷ Trias (khoảng 230 triệu đến 200 triệu năm trước) đến đầu kỷ Jura và các khu rừng đã bao phủ lục địa sau đó. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học tìm thấy nhiều mảnh vụn băng trôi trong hồ ở lưu vực Junggar thuộc khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Các mảnh vụn có nguồn gốc từ địa tầng cuối kỷ Trias và đầu kỷ Jura. Điều này chỉ ra rằng có sự đóng băng theo mùa xảy ra ở các cực mặc dù không có sông băng.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các hóa thạch dấu chân khủng long vẫn được bảo tồn tốt trong lưu vực, cho thấy khủng long sống ở các vùng cực từ cuối kỷ Trias đến đầu kỷ Jura và thích nghi với nhiệt độ lạnh giá theo mùa.

Theo nhà nghiên cứu Sha Jingeng thuộc NIGP, thông qua phân tích, các nhà khoa học phỏng đoán ban đầu khủng long có lông vũ, không phải để bay, mà có thể là để chống chọi lại với thời tiết.

Nhóm nghiên cứu cho rằng mùa đông núi lửa (là sự giảm nhiệt độ toàn cầu gây ra bởi tro núi lửa và những giọt axit sulfuric làm che khuất ánh nắng Mặt trời và tăng sự phản chiếu của bức xạ Mặt trời), diễn ra sau một vụ phun trào núi lửa lớn, kéo theo sự tuyệt chủng của nhiều loài vào cuối kỷ Trias.

Mùa đông núi lửa kéo dài trong nhiều năm đã tiêu diệt tất cả các loài bò sát lục địa không có lớp lông bảo vệ, có kích thước từ trung bình đến lớn. Do đó, chỉ khủng long có lông vũ mới có thể tồn tại.

Theo nhà nghiên cứu Sha Jingeng, khủng long gia tăng nhanh chóng trong kỷ Jura, lên gần gấp đôi. Kể từ đó, sinh vật này thống trị trên lục địa trong khoảng 130 triệu năm.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá euro rớt mạnh nhưng không có để mua

TTO - Giá EUR rớt mạnh đã kích thích nhu cầu mua tích trữ của một số người dân. Nhưng theo phản ánh, dù giá EUR giảm nhưng khó mua do khan hàng vì người giữ EUR không bán ra. Trong khi đó một số người giữ USD tranh thủ bán ra để chốt lời.

Anh ban bố tình trạng khẩn cấp vì nóng bất thường

Ngày 15/7, cơ quan khí tượng của Anh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, với mức cảnh báo đỏ được áp dụng cho nhiều khu vực của nước này từ ngày 18-19/7, khi nhiệt độ có thể tăng lên mức kỷ lục.