Tài chính

Giá euro rớt mạnh nhưng không có để mua

Giá euro rớt mạnh nhưng không có để mua - Ảnh 1.

Giá EUR rớt mạnh nhưng khó mua - Ảnh: T.THƯƠNG

Nhiều quầy thu đổi ngoại tệ (theo quy định chỉ được mua chứ không được bán ngoại tệ với người dân) ngày thường vẫn giao dịch bình thường, thì nay thông báo không có hàng.

Trưa nay, 15-7, chị T.T. (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay đã ghé vào một quầy thu đổi ngoại tệ trên đường Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM) nhưng được thông báo không có hàng vì giá rớt quá, người giữ EUR lỗ nên không bán ra, dẫn đến tiệm không có nguồn để bán lại cho khách. Trường hợp có EUR muốn bán ra thì họ thu vào với giá 24.300 đồng/EUR.

Chủ tiệm cũng hẹn 15h nếu muốn mua thì điện thoại lại nhưng khi chị T.T. gọi điện thoại thì vẫn được báo là không có hàng.

Trước đó, anh Đ. (ngụ quận Bình Thạnh) sắp đi du lịch châu Âu cũng tranh thủ mua EUR nhưng chủ tiệm vàng gần nhà báo là phải hẹn trước chứ đột xuất không có hàng.

Cuối ngày hôm nay, giá EUR bán ra tại thị trường tự do ở mức 24.600 đồng/EUR, dù giá bán ra niêm yết tại ngân hàng chỉ ở mức 23.764 đồng/EUR, tức chênh đến 836 đồng/EUR. Ở chiều mua vào, giá thu mua tại thị trường tự do cũng lên đến 24.300 đồng/EUR dù ngân hàng bán ra ở mức 23.252 đồng/EUR.

Tuy nhiên theo quy định hiện nay, ngân hàng chỉ bán ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp khách hàng đi du lịch, khám chữa bệnh, du học… theo đồng ngoại tệ tại nơi đến với mức tối đa là 5.000 USD quy đổi với điều kiện phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh, nên những người có nhu cầu mua tích trữ không thể mua tại ngân hàng mà phải mua tại thị trường tự do.

Chuyên gia Trần Duy Phương cho rằng tại Việt Nam ngoài ngoại tệ phổ biến nhất là USD, nhiều người còn giữ EUR (đồng euro), CAD (đôla Canada), AUD (đôla Úc). Trước đây EUR luôn cao hơn USD từ 4.000 - 5.000 đồng, do vậy khi giá EUR giảm nhiều người tranh thủ mua vì kỳ vọng giá lên sẽ bán ra để hưởng chênh lệch.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại thì người giữ EUR bị lỗ khi giá đồng tiền này bất ngờ giảm mạnh, do vậy họ vẫn tiếp tục "ôm" chứ không bán ra. "Người đi du lịch nên mang giấy tờ vào ngân hàng đổi ngoại tệ để có thể mua với giá rẻ hơn. Trường hợp có USD vẫn có thể đổi tại châu Âu để chi tiêu", ông Phương hướng dẫn.

Đầu năm 2021, giá bán EUR tại các ngân hàng lên đến 28.140 đồng/EUR, trong khi giá bán USD chỉ 23.138 đồng/USD, tức chênh đến 5.002 đồng. Còn hôm nay, 15-7-2022, EUR chỉ còn 23.764 đồng/EUR. Như vậy tính chung trong vòng một năm rưỡi qua, người nắm giữ EUR đã lỗ gần 16%.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Anh ban bố tình trạng khẩn cấp vì nóng bất thường

Ngày 15/7, cơ quan khí tượng của Anh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, với mức cảnh báo đỏ được áp dụng cho nhiều khu vực của nước này từ ngày 18-19/7, khi nhiệt độ có thể tăng lên mức kỷ lục.

Chốt ngày bầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Ngày 22-7 tới, HĐND TP Hà Nội sẽ họp để xem xét, bầu chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Người được giới thiệu bầu chức danh này là tân Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Sỹ Thanh.