Xã hội

Tiếp tục tranh luận về tên Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước

Ngày 28-8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự thảo luật Căn cước công dân (sửa đổi). Một trong những nội dung được nhiều ý kiến là tên gọi của luật.

Báo cáo việc tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh (QP-AN) Lê Tấn Tới cho biết hiện còn hai ý kiến về tên gọi của dự thảo luật.

Ý kiến thứ nhất đồng ý đổi tên luật thành Luật Căn cước vì cho rằng thể hiện bao quát, đầy đủ các chính sách được đề xuất khi đề nghị bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thể hiện đúng bản chất của công tác quản lý căn cước, không tác động đến vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân, không tác động đến các luật khác.

Tuy vậy, hạn chế được chỉ ra là tác động đến tâm lý một bộ phận người dân, lo ngại sẽ phải thay đổi thẻ căn cước công dân, thay đổi các thủ tục hành chính sử dụng thẻ căn cước công dân, không bảo đảm sự ổn định của chính sách, tác động đại đa số công dân Việt Nam đang được cấp và sử dụng thẻ căn cước công dân.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân vì tên gọi này đã sử dụng ổn định, góp phần giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự.

Tiếp tục tranh luận về tên Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước - 1

ĐBQH Tạ Văn Hạ. Ảnh: Quốc hội

Tên gọi Luật Căn cước công dân gắn với tên gọi thẻ căn cước công dân thể hiện địa vị pháp lý là công dân Việt Nam với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

Hạn chế của phương án này là thể hiện không đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự thảo luật này, chưa phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

Về việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết qua thảo luận tại kỳ họp 5, có 17 ý kiến nhất trí với đề xuất này.

Ngược lại 22 ý kiến đề nghị giữ nguyên tên luật và quy định việc cấp giấy tờ phù hợp với đối tượng người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch cho phù hợp tại điều khoản thi hành.

“Tại phiên họp thứ 25 ngày 18-8 vừa qua, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn phương án giữ tên Luật Căn cước công dân cũng như tên thẻ. Đồng thời chỉ đạo Ủy ban QP-AN nêu rõ từng loại ý kiến, đánh giá khách quan ưu nhược điểm từng loại ý kiến và xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách tại hội nghị này" - ông Phương cho hay.

Góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết ủng hộ phương án đổi tên thành Luật Căn cước. Theo bà, tên gọi này phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định trong dự thảo luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với chính sách, mục tiêu, định hướng khi xây dựng luật.

Theo đại biểu, người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch phần nhiều là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa…

“Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhận dạng, thì những người đó sẽ đứng bên lề xã hội, không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội” - đại biểu Nga nói.

Còn đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) thì đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước công dân. Ông lập luận luật này phục vụ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và đối tượng là công dân Việt Nam. Còn những đối tượng chưa rõ quốc tịch còn liên quan quyền con người và các đối tượng khác thì có thể thiết kế các quy định riêng khác để quản lý, không nên đưa vào luật này.

“Đề nghị cần đánh giá toàn diện tên gọi của luật này và cân nhắc kỹ hơn có nên đưa một bộ phận nhỏ vào trong luật này hay không, cần xem xét có phù hợp và đồng bộ với các điều ước quốc tế và các yếu tố khác hay không” - đại biểu Hạ nêu.

Các tin khác

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

FWD Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.