Kinh doanh

Tiệm tạp hóa của ông bà chủ 9x ở nông thôn – Con cưng mới của các ‘ông trùm’ bán lẻ như Unilever hay Abbott

Tóm tắt:
  • Trần Duy Trinh, sinh năm 2000, hiện làm chủ tiệm tạp hóa sau khi giành giải nhất gameshow.
  • Các chuyên gia đánh giá quyết định này có thể giúp hiện đại hóa ngành bán lẻ.
  • Kênh phân phối offline, đặc biệt là tạp hóa, vẫn chiếm thị phần lớn, mặc dù giảm dần.
  • Siêu thị mini, thường do thế hệ 9x điều hành, đang bùng nổ nhờ công nghệ và sự sáng tạo.
  • Các doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng đến đối tác này để không thụt lùi trong thị trường.

Mặc dù chúng ta thường nghe về tốc độ tăng trưởng như vũ bão của TMĐT ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn; nhưng thực tế thì kênh phân phối offline - bao gồm ở truyền thống (GT) như cửa hàng tạp hóa và hiện đại (MT) như siêu thị mini vẫn là vua của bán lẻ.

Theo bà Nguyễn Phương Nga – Giám đốc kinh doanh cấp cao Kantar Worldpanel Vietnam: ở khu vực thành thị, kênh online chiếm 8% năm 2023, lên 11% trong 2024 và dự đoán có thể tăng lên 14% trong năm 2026; tương đương phần lớn người dân vẫn mua sắm offline. Còn ở khu vực nông thôn, thị phần kênh online trong bán lẻ còn nhỏ hơn: chiếm 3% năm 2023, 4% năm 2024 và dự đoán sẽ lên 6% năm 2026.

 

Trong đó, kênh tạp hóa vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất, dù đã giảm bớt qua từng năm. Ở khu vực thành thị, năm 2023 kênh tạp hóa chiếm 53% và giảm xuống 49% trong năm 2024, dự đoán sẽ giảm tiếp còn 47% trong năm 2026. Ở khu vực nông thôn, kênh tạp hóa chiếm 73% trong năm 2023, chiếm 72% ởnăm 2024 và dự đoán năm 2026 còn 70%.

Hiện cả Việt Nam có khoảng 5.000 đến 6.000 siêu thị nhỏ, hệ thống này sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 12% - 15% trong 2 đến 3 năm tới, cao hơn trung bình thị trường bán lẻ nói chung và ngành siêu thị nói riêng. Những chuỗi siêu thị có ‘giấy khai sinh’ đàng hoàng như Bách Hóa Xanh hay Winmart sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 2 con số.

Theo quan điểm của tôi, trong giai đoạn khó khăn như thế này, kênh MT có thể tăng trưởng từ 7% đến 8% và kênh GT tăng trưởng từ 4% đến 5% là giỏi!

Tuy nhiên, vẫn còn một kênh phân phối tăng trưởng tốt hơn Bách Hóa Xanh hay Winmart trong tương lai chính là các chuỗi siêu thị nhỏ lẻ của người địa phương do các ông bà chủ 9x điều hành”, anh Phạm Trọng Chinh – Chuyên gia cao cấp về Hệ thống phân phối và Trade Marketing cho hay trong một sự kiện chuyên đề của BSA.

Phạm Trọng Chinh – Chuyên gia cao cấp về Hệ thống phân phối và Trade Marketing

Ở khu vực miền Bắc, 1 gia đình có thể mở 5 đến 6 cái siêu thị mini (local minimart) còn ở khu vực miền Nam hay miền Trung gia đình hoặc cá nhân có thể 1 đến 2 cái. Những siêu thị này sẽ có concept khá giống với Bách Hóa Xanh (diện tích từ 100m – 300m) hoặc dưới 100m, nhưng đa phần là từ khoảng 100m-150m. Người tiêu dùng đến các siêu thị mini này sẽ được vào chọn hàng, thanh toán online/offline đều được, có thể được hưởng khuyến mãi – tích điểm…

Chúng hoặc được 9x mở mới hoặc được nâng cấp từ tiệm tạp hóa của gia đình. Nếu nhân vật Trần Duy Trinh mà chúng ta đã đề cập ở đầu bài có thể thuyết phục gia đình hiện đại hóa tiệm tạp hóa thành siêu thị hiện đại, thì anh chính là doanh nhân đích thực. Nhiều khả năng, sự sụt số lượng cửa hàng tạp hóa ở khu vực nông tinh chính là chuyển đổi lên siêu thị mini hiện đại.

Theo một thống kê năm 2024, cả nước có khoảng 4.500 đến 5.000 siêu thị mini nhỏ lẻ, tăng gấp đôi so với cách đây 2 đến 3 năm. Những profile của các ông bà chủ kênh phân phối này thường là 9x với tính cách năng động, sáng tạo và nghiêm túc đầu tư cho việc bán tạp hóa, chứ không làm chơi chơi.

Hiện họ chính là con cưng của các công ty tiêu dùng đa quốc gia như Unilever hay Abbott”, Chuyên gia Phạm Trọng Chinh chia sẻ thêm.

Cũng theo anh, có hai nguyên do khiến kênh phân phối này bùng nổ trong thời gian gần đây. Thứ nhất, nông thôn và cận thành thị là khu vực mà các chuỗi siêu thị có ‘giấy khai sinh’ như Bách Hóa Xanh hay Winmart chưa len lỏi về được. Còn so với chợ truyền thống, kênh này cung cấp cho người tiêu dùng những tiện ích chưa từng có trước đó: như tự chọn hàng, linh hoạt thanh toán, giao hành tận nơi… 

 

Ngoài ra, những ông bà chủ 9x còn rất giỏi công nghệ nên có thể livestream bán hàng qua các kênh mạng xã hội như TikTok, Facebook hay bày hàng trên các sàn TMĐT. Và chắc chắn sản phẩm mà các ông bà chủ 9x livestream sẽ được ưa chuộng hơn người lạ, vì họ đã tạo dựng được uy tín trong cộng đồng. Cư dân địa phương còn có thể biết cả tông ty họ hàng ông bà chủ livestream.

Quan trọng nữa, họ chính là những người định hướng và định hình xu hướng tiêu dùng ở địa phương. Họ gieo được trong đầu người tiêu dùng địa phương rằng ‘siêu thị của tôi chính là nơi tiên phong bán những sản phẩm mới’. Họ kinh doanh rất thức thời!”,  anh Phạm Trọng Chinh phân tích.

Trước vấn đề này, các nhà bán lẻ muốn không hụt chân thì cần ứng xử đúng. Đầu tiên, các doanh nghiệp tiêu dùng phải xác định và nâng niu tệp đối tác này, vì họ chính là tương lai bán lẻ ở thị trường Việt Nam.

Sau nữa, sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ sẽ chuyển dịch mạnh về Nông thôn & Cận thành thị, khi chi phí tiếp cận ngày càng rẻ và tiềm năng tăng trưởng doanh số lớn so với thành thị.

Các tin khác

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation - PA) kỷ niệm 17 năm thành lập, đánh dấu hành trình phát triển vững chắc và cam kết đồng hành cùng ngành hàng không Việt Nam. Dù tuổi đời còn trẻ so với lịch sử gần 70 năm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Petrolimex Aviation đã nhanh chóng khẳng định vị thế là đơn vị cung cấp nhiên liệu bay uy tín, chuyên nghiệp, được các hãng hàng không trong nước và quốc tế tin tưởng.