Quản trị

"Thuyết âm mưu" về KFC: Gần 40 năm mở 8.500 tiệm gà rán, vì sao năm 1991 Kentucky Fried Chicken đổi tên thành KFC?

Thời kỳ đầu nhiều thành công

Kentucky Fried Chicken được thành lập bởi Đại tá Harland Sanders, một doanh nhân khởi nghiệp bán gà rán từ một nhà hàng nhỏ ven đường ở Corbin, Kentucky, trong thời kỳ Đại suy thoái.

Ông Sanders đã sớm xác định được tiềm năng của mô hình nhượng quyền thương mại, và nhà hàng nhượng quyền Kentucky Fried Chicken đầu tiên được mở tại Salt Lake, Utah, vào năm 1952.

photo-1675141145004

Tự gán cho mình thương hiệu "Đại tá Sanders", doanh nhân đáng ra đã đến tuổi nghỉ hưu, với gương mặt phúc hậu đã trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử văn hóa Hoa Kỳ.

Kentucky Fried Chicken đồng thời là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên của Mỹ "xâm chiếm" thị trường quốc tế, với các nhà hàng ở Anh, Mexico và Jamaica vào giữa những năm 1960, đồng thời là chuỗi nhà hàng phương Tây đầu tiên mở tại Trung Quốc vào năm 1987.

Vào năm 1960, Kentucky Fried Chicken có khoảng 200 nhà hàng được nhượng quyền, chỉ 3 năm sau, con số này đã tăng lên hơn 600, biến đây trở thành chuỗi nhà hàng phát triển nhanh nhất Hoa Kỳ vào những năm 1960.

Từ năm 1986 đến năm 1991, Kentucky Fried Chicken lập thêm một kỷ lục khi mở thêm 2.000 địa điểm, nâng tổng số nhà hàng lên 8.500 và doanh thu tăng vọt từ 3,5 tỷ USD lên 6,2 tỷ USD.

Thành công nối tiếp thành công, "Kentucky Fried Chicken" đã trở thành một thương hiệu toàn cầu, với hình ảnh ghim sâu vào ký ức của người dùng. Nhưng cũng trong năm 1991, thương hiệu này quyết định thay đổi tên thành "KFC".

Thuyết âm mưu về cái tên KFC

photo-1675141147015

Ngay sau quyết định, một trong những giả thuyết được truyền miệng phổ biến đó là KFC buộc phải đổi tên vì có chữ "gà" (chicken) trong thương hiệu. Tin đồn cho rằng KFC đang sử dụng  "chim biến đổi gen", với ức gà to hơn và nhiều cánh, nhiều chân hơn để tăng lợi nhuận.

Tin đồn này tất nhiên nhanh chóng bị dập tắt bởi chính KFC và các tổ chức quản lý.

Ngoài thuyết âm mưu về "thịt gà", KFC cũng ẩn ý công khai rằng KFC sẽ giúp thương hiệu tránh dùng từ "Chiên" (Fried), trở nên hấp dẫn hơn với các khách hàng quan tâm đến sức khỏe, ngoài ra thì việc chuyển thành KFC cũng giúp chuỗi nhà hàng này tự tin mở rộng thực đơn, không còn quá tập trung vào thịt gà.

Sau một thời gian gây không ít tranh cãi, KFC quyết định công bố nguyên nhân chính là mong muốn "rút gọn" tên thương hiệu, giống như nhiều doanh nghiệp đã làm trong thời kỳ này.

Trích dẫn trên trang web KFC.co.uk: "Tên chúng tôi vẫn là Kentucky Fried Chicken, chúng tôi đổi thành KFC vì nó dễ đọc hơn."

Sự thật phũ phàng

Các nguyên nhân KFC đưa ra có vẻ hợp tình hợp lý, nhưng theo Harvard Business Review, lý do thực sự không liên quan gì đến thực phẩm tốt cho sức khỏe hay những người tiêu dùng khó tính: Lý do chính là về tiền, cụ thể hơn là số tiền mà Kentucky Fried Chicken sẽ phải trả để tiếp tục sử dụng cái tên ban đầu.

photo-1675141150000

Ngay trước khi KFC đổi tên, vào năm 1990, Khối thịnh vượng chung Kentucky (Commonwealth of Kentucky) đang chìm trong nợ nần và quyết định đăng ký thương hiệu "Kentucky". Kể từ thời điểm đó, bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào sử dụng chữ Kentucky với mục đích kinh doanh sẽ phải xin phép và trả phí cấp phép.

Một kế hoạch tuyệt vời để giảm bớt khoản nợ hiện tại, nhưng nó cũng khiến nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trong khu vực quyết định đổi tên, trong đó có chuỗi cửa hàng Gà rán Kentucky, một trụ cột văn hóa Mỹ kể từ năm 1952.

Sau một năm đàm phán không có kết quả với chính quyền bang Kentucky, Kentucky Fried Chicken - không muốn khuất phục trước "sự bất công khủng khiếp" - đã từ bỏ và thay đổi tên của họ, thời điểm thông báo trùng với thời điểm giới thiệu bao bì và sản phẩm mới để che giấu những lý do thực sự.

KFC không phải là doanh nghiệp duy nhất từ chối khuất phục, cuộc đua ngựa nổi tiếng nhất ở Bắc Mỹ, được tổ chức hàng năm tại Churchill Downs, đã được đổi từ "Kentucky Derby" thành "The Run for the Roses".

photo-1675141153003

Nhiều sản phẩm từ vườn ươm Kentucky Bluegrass cũng đã chuyển tên thành Shenandoah Bluegrass; và đỉnh điểm là bài hát "Kentucky Woman" của Neil Diamond đã được rút khỏi danh sách phát trên đài theo yêu cầu của tác giả, vì phí cấp phép phải trả cho Khối thịnh vượng chung Kentucky vượt quá tiền bản quyền mà anh ấy nhận được cho mỗi buổi phát sóng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm