Chứng khoán BOS muốn trích lập khoản phải thu 662 tỷ đồng
Tại đại hội bất thường (lần 3) mới đây, cổ đông Chứng khoán BOS (Mã: ART) thông qua tờ trình phương án xử lý các khoản đầu tư tài chính, giao dịch của công ty. Theo kế hoạch, công ty chứng khoán này trích lập dự phòng 100% gần 662 tỷ đồng ba khoản phải thu.
Trong số 662 tỷ đồng trên có khoản đặt cọc mua CTCP Quản lý quỹ Hợp Lực (UniCap) 63,5 tỷ đồng. Phía công ty và các bên liên quan đã ký biên bản thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, Chứng khoán BOS nhiều lần gửi văn bản yêu cầu bên liên quan trả tiền đặt cọc nhưng không được công nhận bất kỳ phản hồi cũng như chưa hoàn trả được khoản tiền đặt cọc này.
Ngoài ra, Chứng khoán BOS trích lập dự phòng toàn bộ số tiền gốc 114,4 tỷ đồng và 16,7 tỷ đồng tiền lãi cho vay margin cổ phiếu GAB do không giải chấp được vì cổ phiếu hủy niêm yết và khách hành không phản hồi.
Khoản trích lập dự phòng lớn nhất là 467,16 tỷ đồng khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng MSB. BOS thông tin đang phối hợp với MSB làm rõ vấn đề này.
Trước BOS, việc trích lập 100% các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản từng được Tập đoàn FLC thực hiện.
BOS thâu tóm bất thành công ty quản lý quỹ từng thân thiết với FLC
Trở lại thương vụ giao dịch cổ phần công ty quản lý quỹ, trước khi BOS công bố về thương vụ đặt cọc mua bất thành này, UniCap quan hệ mật thiết với Tập đoàn FLC – tổ chức có liên quan đến công ty chứng khoán thông qua ông Trịnh Văn Quyết, bà Hương Trần Kiều Dung và người thân.
Năm 2017, UniCap gây sock thị trường khi định giá Tập đoàn FLC giá trị 9 tỷ USD dựa trên “. Trước đó 3 năm, Savills định giá tập đoàn địa ốc này 3 tỷ USD.
Lãnh đạo cấp cao UniCap cũng tham gia điều hành tại các công ty trong hệ sinh thái của tập đoàn được định giá 9 tỷ USD. Đơn cử, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UniCap đồng thời là Chủ tịch của Khoán sản AMD (sau này đổi tên thành FLC Stone). Ông Lưu Đức Quang, Phó Chủ tịch UniCap từng là Tổng Giám đốc Chứng khoán Artex (tên cũ của Chứng khoán BOS).
Tháng 5/2018, ông Lã Quý Hiển thay ông Nguyễn Tiến Đức làm chủ tịch đến năm 2022. Ông Lã Quý Hiển từng là Kế toán trưởng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC và rời tập đoàn này từ tháng 9/2022.
Bên cạnh dàn lãnh đạo thân với FLC, UniCap nắm giữ duy nhất cổ phiếu ROS của Xây dựng FLC Faros trong nhiều năm liền và đặt trụ sở cùng tòa nhà với Tập đoàn FLC, BOS.
Công ty quản lý quỹ này có nhiều mối liên hệ với hệ sinh thái của ông Trịnh Văn Quyết nhưng cổ đông đều là những cá nhân không liên quan đến nhóm FLC và không tham gia điều hành. Cuối năm 2017, sau khi tăng vốn từ 40 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng, UniCap có 12 cổ đông.
Nhưng sau biến cố của ông Trịnh Văn Quyết đầu năm 2022, ông Lã Quý Hiển Chủ tịch UniCap rút lui khỏi FLC trong tháng 9 cùng năm, công ty quản lý quỹ này về tay nhóm chủ mới là Chứng khoán Thành Công (Mã: TCI).
Chứng khoán Thành Công thâu tóm
Ngày 20/5/2022, Chứng khoán Thành Công ra nghị quyết mua 100% vốn UniCap. Tới ngày 10/11/2022, thương vụ hoàn tất sau khi 11 cá nhân chuyển nhượng toàn bộ 10 triệu cổ phần. Cổ đông chuyển giao cổ phần của UniCap cho Chứng khoán Thành Công khác toàn hoàn thời điểm những nhân sự liên quan tới FLC gia nhập (2017 – 2018). Do đó, không rõ nhóm cổ đông nào đã nhận tiền đặt cọc và hủy bỏ giao dịch với Chứng khoán BOS.
Nói về thương vụ đổi chủ, việc bổ sung công ty quản lý quỹ, hệ sinh thái của Sài Gòn 3 Group đa dạng hơn, song xoay quanh ba trụ cột chính là may mặc, tài chính và bất động sản.
Năm 2018, Sài Gòn 3 Group thâu tóm Chứng khoán Thành Công từ nhóm cổ đông là Seamico Securities (18,87%), May Thành Công (mã: TCM) (24,75%), 4 Oranges Co., Ltd. (13,75%) và E.Land Việt Nam (5,76%). Sau đó, Chứng khoán Thành Công liên tiếp thực hiện hai đợt tăng vốn vào năm 2020 và 2021 nâng vốn chủ sở hữu từ 360 tỷ đồng lên hơn 1.000 tỷ đồng.
Còn với UniCap, sau khi về tay Chứng khoán Thành Công, công ty này đổi tên và chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty TNHH Quản lý quỹ Thành Công. Đầu tháng 4/2023, công ty mẹ kế hoạch tăng vốn Quản lý quỹ Thành Công gấp đôi lên 200 tỷ đồng, thương vụ hoàn tất sau đó 2 tháng.