Dinh dưỡng

Thụ tinh trong ống nghiệm: Dư phải làm sao?

Thụ tinh trong ống nghiệm: dư phải làm sao? - Ảnh 1.

Những cặp vợ chồng khám ở khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) lại kích buồng trứng quá nhiều lần dẫn đến phải nhập viện điều trị, tạo phôi quá nhiều đến khi có đủ con vẫn dư hơn 10 phôi… là hiện trạng đáng báo động trong việc làm IVF mà nhiều sản phụ trải qua. Nhiều gia đình lâm cảnh "hiến phôi thì không đành mà hủy thì không nỡ"…

Các bác sĩ khi bắt đầu cho thuốc kích thích buồng trứng cần tư vấn cho các cặp vợ chồng hiểu về vấn đề này. Nên chủ động giảm thiểu kích thích buồng trứng hoặc áp dụng phác đồ không tiêm thuốc kích thích buồng trứng cho những trường hợp trẻ tuổi, dự trữ buồng trứng còn tốt...

BS HỒ MẠNH TƯỜNG

Dư phôi thụ tinh trong ống nghiệm phải làm sao?

Chị H.A. (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) vì khó đậu thai tự nhiên nên cùng chồng tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), với mong muốn có được đứa con đầu lòng.

Chị đã làm rất nhiều phôi, may mắn sinh được một bé. Tuy nhiên sau đó chị bị trầm cảm sau sinh, quyết định cùng chồng không sinh tiếp. Với số lượng phôi khá nhiều còn lại, chị hiến thì không đành, hủy cũng không nỡ.

"Hiến tặng thì sau này lỡ gặp tình trạng hôn nhân cận huyết thì khổ con mình mà hủy thì không nỡ vì biết bao công sức mới có được các con. Giờ vợ chồng chẳng biết làm sao vì cơ thể cũng không thể mang thai tiếp tục", chị H.A. tâm tư.

Còn chị M.D. (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã có 2 bé gái nhưng vẫn mong muốn có được con trai nên chị quyết định thử tạo phôi bằng TTTON với hy vọng mong manh. Tuy nhiên, khi tạo được hơn 5 phôi chưa sàng lọc chị lại quyết định không sinh tiếp vì 2 lần trước sinh mổ, cộng với tuổi đã sang trung niên, sức khỏe của chị đã giảm sút.

"Hủy thì như chính mình bỏ đi con của mình, hiến thì phôi mình chỉ loại 3, thường sẽ được hiến cho y học chứ không tặng cho gia đình khác được. Giờ lưu trữ thì chi phí nhiều năm gia đình không cáng đáng nổi, mình cũng rất hối hận khi từ đầu không suy nghĩ kỹ càng", chị D. chia sẻ.

Không hiếm trường hợp như chị A., trên các diễn đàn mạng xã hội, đặc biệt là các hội nhóm "TTTON" hay "Hội hiếm muộn, mong con"... rất nhiều người đã trăn trở với số lượng phôi dư của gia đình mình. Tài khoản T.H. chia sẻ: "Ví dụ số phôi còn lại mà bố mẹ không dùng đến và cũng không muốn hủy thì làm thế nào ạ, mình còn 15 phôi lận". Tài khoản C.L. nói: "Mình làm 9 phôi, may mắn có được 3 bé rồi, số phôi còn lại không biết làm sao đây?"...

Điều đáng nói để tạo được số lượng phôi đạt chuẩn, không ít trường hợp phải nhập viện điều trị trong quá trình tiêm kích trứng.

Tài khoản có tên H.N. cho biết bản thân bị đa nang buồng trứng, nhưng vì mong muốn có con nên làm TTTON, tuy nhiên trong quá trình làm, chị bị quá kích buồng trứng nặng, phải nhập viện điều trị cả tuần và thất bại trong chu kỳ chọn phôi đó.

"Vì quá lo lắng nên vợ chồng mình đã tạm dừng làm TTTON để mong có con tự nhiên nhưng hơn 1 năm qua vẫn chưa có, giờ muốn thực hiện lại nhưng rất sợ phải kích trứng", chị N. chia sẻ.

Không tạo quá nhiều phôi không cần thiết

  • Thụ tinh trong ống nghiệm: dư phải làm sao? - Ảnh 3.

    Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệmĐỌC NGAY

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Hồ Mạnh Tường - tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM - cho biết ở Việt Nam, chi phí cho một lần điều trị TTTON khá cao so với thu nhập chung.

Trước đây trong thời gian đầu thực hiện TTTON, trình độ của ngành TTTON chưa cao, quy trình nuôi cấy phôi chưa được kiểm soát tốt, dẫn đến tỉ lệ thành công trên phôi chuyển vào buồng tử cung không cao.

Đa số bệnh nhân phải chuyển phôi nhiều lần mới có thai; hoặc hết phôi vẫn chưa có thai, phải điều trị lại. Do đó, các bác sĩ và người bệnh có khuynh hướng kích thích buồng trứng mạnh, dùng nhiều thuốc để tạo nhiều phôi, ngay cả ở những trường hợp tỉ lệ có thai cao.

Hiện nay trình độ ngành TTTON ở Việt Nam đã phát triển, hiệu quả cao, do các trung tâm TTTON có hệ thống quản trị chất lượng tốt, tỉ lệ có thai trên phôi chuyển vào tử cung cao. Các trường hợp tiên lượng tốt chỉ cần chuyển ít phôi, 1-2 lần, đã có đủ con và đa số các cặp vợ chồng chỉ muốn có 1-2 con, dẫn đến số trường hợp còn dư phôi và số lượng phôi trữ lạnh không còn mục đích sử dụng ở các bệnh viện ngày càng tăng.

Ngoài ra việc kích thích buồng trứng nhiều cũng gây tăng chi phí thuốc, tăng nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng, tăng chi phí đông lạnh và lưu trữ phôi dư.

Do đó với các trường hợp trẻ tuổi, dự trữ buồng trứng tốt, nên hạn chế kích thích buồng trứng mạnh để giảm chi phí điều trị, an toàn hơn cho người bệnh, không tạo quá nhiều phôi không cần thiết, giảm đáng kể chi phí điều trị cho người bệnh.

Theo BS Tường, xu hướng TTTON không kích thích buồng trứng về lâu dài sẽ làm giảm đáng kể vấn đề lưu trữ và hủy phôi không còn mục đích sử dụng.

Về vấn đề lưu trữ phôi dư hay hủy phôi, hiến tặng phôi, bác sĩ Phan Chí Thành - chánh văn phòng Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản trung ương - cho rằng nếu có điều kiện các gia đình tiếp tục đóng tiền để trữ phôi, xem đó là một tài sản mình để lại, bởi trong cuộc sống có những câu chuyện rủi ro không tiên lượng được.

Hàng chục ngàn phôi chưa sử dụng

Theo tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, Việt Nam hiện có hơn 60 trung tâm TTTON, mỗi năm thực hiện khoảng 50.000 chu kỳ TTTON mới. Trong số đó có hơn 1/3 trường hợp đã có thai, sinh con nhưng vẫn còn phôi trữ lạnh chưa sử dụng.

Ước tính hiện nay cả nước có hàng chục ngàn trường hợp còn phôi dư trữ lạnh, mỗi trường hợp trung bình khoảng 2-3 phôi.

Về lý thuyết, nếu kỹ thuật đông phôi và quy trình quản lý lưu trữ phôi tốt, phôi có thể để rất lâu mà chất lượng phôi không thay đổi nhiều. Tuy nhiên ở những trung tâm TTTON lâu năm, số lượng phôi dư tích lũy ngày càng nhiều, trong khi khả năng lưu trữ của các bệnh viện có giới hạn, đa số các trung tâm TTTON chỉ nhận lưu trữ phôi trong thời gian nhất định.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.