Kỹ năng sống

Thu phục nhà tuyển dụng trong vòng 3 phút

Tự giới thiệu thường là "ải" đầu tiên trong quá trình phỏng vấn, nó rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn, nhưng đáng tiếc hầu hết chúng ta đều xem thường phần này. Nếu bạn thể hiện không tốt hoặc quá nhàm chán thì tỷ lệ trúng tuyển sẽ rất là thấp.

Vậy thế nào là một bài giới thiệu bản thân hoàn hảo? 

Đừng giẫm lên ba 'cái hố' lớn khi tự giới thiệu

Nhà tuyển dụng không thích phần tự giới thiệu của bạn, thường sẽ vì 3 nguyên nhân sau đây:

1. Đọc theo kịch bản, không có sự khác biệt so với sơ yếu lý lịch

"Lần gặp mặt đầu tiên" của bạn và nhà tuyển dụng không phải là khi phỏng vấn, mà là lúc họ nhận được bản sơ yếu lý lịch của bạn. Những thông tin trong đó ắt hẳn họ đã đọc hết rồi. 

Nên nếu bạn có cơ hội được mời đi phỏng vấn, điều đó có nghĩa là thông tin trong sơ yếu lý lịch của bạn đã "đạt", và nhà tuyển dụng cần tìm hiểu kỹ hơn về bạn. Nếu bạn phí phạm thời gian của cuộc phỏng vấn chỉ để lặp lại những gì họ đã biết thì tất nhiên họ sẽ không đánh giá cao. 

Do đó, hãy cố gắng tránh lặp lại những thông tin trong sơ yếu lý lịch. Thay vào đó bạn có thể mở rộng hơn về kinh nghiệm của mỗi công việc mình từng làm. 

2. Không tập trung, mọi thông tin không liên quan gì đến công việc

Trong cuộc phỏng vấn, có một số người nói rất nhiều thông tin về bản thân, chẳng hạn như chiều cao, quê quán và sở thích, nhưng đây đều không phải là những điểm chính. Ví dụ: "Xin chào, tôi đã tốt nghiệp loại xuất sắc tại một trường đại học nào đó. Cân nặng 75 kg, cao 175 cm. Sở thích của tôi rất phong phú, tôi thích xem phim, chơi bóng rổ, chơi game, du lịch,..."

Kiểu tự giới thiệu này rất phù hợp trong dịp gặp gỡ với những người bạn mới, nhưng trong trường hợp phỏng vấn, thì nó hoàn toàn mất điểm. Vì dù sao thì thông tin học vấn và sở thích của bạn cũng đã có sẵn trong sơ yếu lý lịch rồi. 

Cho nên, khi giới thiệu bản thân, đừng quá lan man và không có điểm nhấn. Điều này không chỉ khiến nhà tuyển dụng dễ buồn ngủ mà còn khiến họ khó phát hiện ra những ưu điểm của bạn. 

3. Quá khiêm tốn, tỏ ra kém cỏi

Khi phỏng vấn, khiêm tốn là điều tốt, không hống hách kiêu ngạo cũng sẽ để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng khiêm tốn quá thì không nên. 

Tôi có một người bạn, lần phỏng vấn đầu tiên, anh ấy nói rằng anh ấy không biết nhiều, rằng: "Tôi hy vọng có thể học hỏi từ công ty và phát triển hơn." 

Khi nhà tuyển dụng nghe những lời như vậy, họ sẽ cảm thấy rằng ứng viên là một người không có năng lực, vì vậy xác suất họ giữ bạn lại sẽ không cao. Khiêm tốn quá mức dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá sai khả năng của bạn, tạo ra phản hồi tiêu cực và khiến bạn mất cơ hội thắng cuộc. Bạn phải biết rằng đây là thời điểm bạn nên thể hiện bản thân chứ không phải che giấu bản thân. 

Thu phục nhà tuyển dụng trong vòng 3 phút: Đừng giẫm lên 3 ‘cái hố’ này!  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Pinterest)

Giới thiệu bản thân như thế nào để nhà tuyển dụng ấn tượng bạn chỉ trong 3 phút?

1. Hãy logic và sử dụng những con số rõ ràng để thể hiện khả năng của bạn

So với việc mô tả một cách mù quáng về điểm mạnh của bản thân, thì việc nói về thành tích của bạn bằng những con số xác thực sẽ khiến nhà tuyển dụng "vấn vương" với bạn nhiều hơn. Ví dụ: Kỹ sư thiết kế tại Alibaba trong 6 năm, giám đốc sản phẩm cấp cao tại Tencent trong 5 năm hoặc 5 năm kinh nghiệm lập kế hoạch viết quảng cáo. Ngôn ngữ ngắn gọn và rõ ràng như vậy không chỉ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn là một người giỏi thu xếp công việc mà còn cho họ biết rằng bạn là một người có năng lực. 

2. Nói với nhà tuyển dụng những gì bạn có thể mang lại cho công ty

Cho dù kinh nghiệm làm việc của bạn có xuất sắc đến đâu thì đó cũng chỉ là hào quang của quá khứ, điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy vẫn luôn là tương lai và những gì bạn có thể mang lại cho công ty. Điểm cốt lõi của một bài giới thiệu bản thân hay là: "Tôi là người mà công ty bạn đang cần."

Một trong những người bạn nhân sự của tôi đã cho tôi xem một trường hợp giới thiệu bản thân đạt 100 điểm như sau: "Đầu tiên, trước khi đến phỏng vấn, tôi đã tìm hiểu kỹ về thông tin công việc của quý công ty, kết hợp với kinh nghiệm làm việc trong quá khứ và năng lực của bản thân, tôi nghĩ mình đủ tiêu chuẩn cho công việc này. Thứ hai, tôi nhận thấy rằng các yêu cầu cốt lõi của vị trí này gồm 3 điểm sau: Kinh nghiệm lập kế hoạch phong phú, khả năng kinh doanh vững chắc và kỹ năng giao tiếp giỏi. Trước đây, 3 cuộc triển lãm mà tôi lên kế hoạch đã đạt được lượng truy cập hơn 10.000 người và tôi đã lãnh đạo một nhóm hơn 100 người để giao tiếp và hợp tác với năm bộ phận, mỗi lần đều hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và đạt được thành công hơn mức kỳ vọng. Do đó, tôi nghĩ rằng tôi hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của quý công ty và có thể mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty."

Chứng minh những gì bạn có thể mang lại cho công ty đôi khi còn quan trọng hơn một quá khứ huy hoàng.

Thu phục nhà tuyển dụng trong vòng 3 phút: Đừng giẫm lên 3 ‘cái hố’ này!  - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pinterest)

  • Câu hỏi phỏng vấn: "Bạn muốn mức lương bao nhiêu?", người thông minh sẽ không nói ra con số

    Câu hỏi phỏng vấn: "Bạn muốn mức lương bao nhiêu?", người thông minh sẽ không nói ra con sốĐỌC NGAY

3. Nói với nhà tuyển dụng tại sao bạn chọn công việc này

Lý do bạn chọn công việc đó cũng sẽ là lý do khiến đối phương chọn tuyển bạn. Nói lý do tại sao bạn muốn nhận công việc này là để củng cố sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Đồng thời làm nổi bật các lợi thế của bạn, nhắm thẳng đến mục tiêu nhiều hơn. 

Khi đó bạn sẽ thể hiện ra mình là một người có tầm nhìn rõ ràng về công việc và kế hoạch tương lai. Những người biết rõ về những gì họ muốn thường có xu hướng quyết đoán, năng động và nhiệt tình trong những gì họ làm. Đó là điểm cộng tuyệt đối đối với các nhà tuyển dụng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm