Phong cách sống

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 1.

Nhiều người nghĩ rằng Mông Cổ là một vùng đất rộng lớn, với những thảo nguyên cỏ xanh ngắt đến tận chân trời. Nhưng thực tế không chỉ có vậy, Mông Cổ quyến rũ, huyền bí, đầy màu sắc… có thể chinh phục bất cứ trái tim yêu du lịch khám phá nào.

Mông Cổ là quốc gia rộng lớn có thiên nhiên khắc nghiệt, do nằm sâu trong đất liền, bốn phía đều xa biển và độ cao từ 1.800m trở lên. Ghé thăm Mông Cổ vào mùa thu, du khách sẽ được chứng kiến một trong những cuộc di cư lớn nhất năm của người dân du mục - cuộc di cư mùa thu.

Người dân du mục Mông Cổ di cư theo mùa và theo nhu cầu của động vật để tìm nơi chăn thả phù hợp, tránh thời tiết khắc nghiệt. Đây cũng là một trong những nơi tập tục du mục cuối cùng còn sót lại trên thế giới.

Rong ruổi theo bước chân của những người du mục từ vùng cực Tây sang vùng cực Bắc, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, dần dần thay đổi, cũng như trải nghiệm văn hóa, phong tục của những người dân nơi đây một cách chân thực nhất.

Hình ảnh mạnh mẽ, hoang dã của những người "thợ săn đại bàng" trên lưng ngựa khiến ta kinh ngạc nhất. Có người đã từng nói: "Khi bạn ngắm những người thợ săn đại bàng nhảy lên lưng ngựa, bạn sẽ hiểu Thành Cát Tư Hãn chinh phục thế giới như thế nào".

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 2.

Đến miền Tây khô cằn của Mông Cổ, du khách có thể hòa mình vào những sáng bình minh yên bình, với những vạt nắng nhẹ giữa không khí chớm lạnh của mùa thu, với những hoạt động của con người cũng như bầy gia súc giữa đất trời tĩnh lặng…

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 3.

Một người du mục gọi đại bàng. Đây là loài chim rất được người Mông Cổ coi trọng, tôn quý. Người Kazakh sống ở miền Tây Mông Cổ nổi tiếng với biệt tài săn bắn cùng đại bàng

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 4.

Phía Tây Mông Cổ đất đai khô cằn, không có cây cối. Giữa không gian mênh mông, khắc nghiệt của đất trời, du khách vẫn có thể cảm nhận sức sống mạnh mẽ của những đàn ngựa

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 5.

Ở miền Bắc và miền Trung, nhiều cây cối hơn, những chiếc lều bằng gỗ trở nên phổ biến hơn

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 6.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em trong các gia đình du mục đã phụ giúp gia đình, các em được học cách chăn thả dê, cừu trên cánh đồng cỏ rộng lớn. Em bé này là con của một nhà vô địch đấu đại bàng, nên được cha cho làm quen từ nhỏ

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 7.

Nhà vô địch cưỡi ngựa bắt dê và thi đấu đại bàng. Con của anh tập làm quen với Falcons - là loài chim săn mồi có đôi cánh dài nhọn và mỏ nhỏ. Còn anh thì huấn luyện đại bàng - loài chim săn mồi lớn, với kích thước lớn hơn

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 8.

Điểm hạ trại tuyệt đẹp bên dòng sông. Tuy nhiên đôi khi do gió quá lớn, cả đoàn vẫn phải di chuyển lều trại vào khu vực trong rừng

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 9.

Người Mông Cổ có nhiều nghi lễ truyền thống trong việc cúng tế, thần linh, trong đó chủ yếu là cúng tế trời, lửa, tổ tiên và Aobao… Đây là tôn giáo nguyên thủy lâu đời của họ

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 10.

Đa số người Mông Cổ là những người theo đạo Shaman, cầu nguyện Munkh Khukh Tengri, hay còn gọi là bầu trời xanh vĩnh cửu.

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 11.

Việc chọn thời gian đến Mông Cổ là rất quan trọng, vào đầu thu, giữa thu hay cuối thu cũng ảnh hưởng đến màu sắc cảnh vật, độ lạnh cho đoàn, thời điểm di cư của các gia đình du mục

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 12.

Đến Mông Cổ mùa thu để hòa mình vào sắc thu vàng, núi tuyết, hồ thu, mây trời lơ lửng… tạm ngắt kết nối mạng xã hội để đến với thiên nhiên, nghe tâm hồn thì thầm...

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 13.

Khác với miền Đông với những thảo nguyên cỏ bao la, xanh ngát, miền Tây Mông Cổ quyến rũ du khách với phong cảnh của những dãy núi cao, những hồ nước xanh ngắt, tĩnh lặng phản chiếu cả bầu trời

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 14.

Cảnh vật hoang sơ, nguyên bản như chưa từng có dấu chân của con người, cành cây khô, cỏ vàng, hồ nước xanh yên tĩnh, không khí se lạnh… tạo nên khung cảnh ma mị đến quyến rũ

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 15.

Những chú ngựa khỏe khắn của thảo nguyên cũng rất thân thiện với con người, chúng rất dễ cho các du khách làm quen và đồng hành trong suốt chuyến đi

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 16.

Cậu bé khoe con cừu có bộ sừng đẹp nhất đàn

Thợ săn đại bàng - trái tim hoang dã trên thảo nguyên - Ảnh 17.

Trong văn hóa của Mông Cổ, người dân sống rất gần gũi với động vật, cả tuổi thơ của những đứa trẻ gắn liền với thảo nguyên. Những ngày ngắn ngủi trong hành trình theo chân gia đình du mục, đã giúp du khách hiểu rõ hơn phong tục, văn hóa của người dân nơi đây, và xúc động trước sự mộc mạc, chân tình, hiếu khách của họ

Hoàng Lê Giang (sinh năm 1988, sống tại TP.HCM) là người yêu du lịch, đam mê chinh phục. Tính đến nay anh đã đặt chân đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Anh 12 lần chinh phục các đỉnh núi cao thuộc dãy Himalaya (Tây Tạng, Nepal, Ladakh với các cung khác nhau, đi bằng mô tô và chủ yếu là đi trekking), đã đặt chân đến Bắc Cực…

Hoàng Lê Giang cũng đã 3 lần ghé thăm Mông Cổ, vào mùa đông, mùa hạ và mùa thu. Chuyến đi vừa qua của anh kéo dài từ ngày 23-8 đến 2-9.

Đặc biệt, trong chuyến đi mùa đông vào tháng 3-2020, anh đã mắc kẹt tại đây 3 tháng do dịch COVID-19. Đây lại là cơ duyên để anh hiểu rõ về vùng đất này và thêm yêu quý, gắn bó với thảo nguyên bao la. Sắp tới Hoàng Lê Giang có dự định đi leo núi ở Pakistan và tiếp tục quay lại Mông Cổ vào mùa đông và mùa xuân.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm