Tài chính

Thợ đang tháo điều hòa bỗng hét lớn, chủ nhà chạy ra thì đã muộn: Cái kết cả 2 gia đình đều thiệt thòi

TIN MỚI

Vào tháng 7/2020, trong lúc đang đạp xe đi thu mua đồ cũ ở Thượng Hải (Trung Quốc), anh La nghe thấy tiếng gọi từ một căn hộ chung cư cũ. Hóa ra hôm đó anh Trần chuyển nhà, có một số đồ cũ không muốn mang theo nên muốn bán lại.  

Sau khi kiểm tra và thỏa thuận giá cả, anh Trần thấy anh La trả giá hợp lý nên muốn giới thiệu thêm mối. Anh gọi cho anh Trần ở căn hộ đối diện, được biết anh Trần cũng đang muốn thanh lý một chiếc điều hòa cũ. Anh Trần đề nghị anh La tự tháo dỡ chiếc điều hòa. Tuy nhiên, trong quá trình tháo dỡ, anh không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo hộ nào. 

Chủ nhà đã can ngăn nhưng đối tượng khẳng định mình có kinh nghiệm nên yên tâm, đi chỗ khác. Vài phút sau, một tiếng kêu thất thanh vang lên, anh Trần quay lại thì thấy anh La đã rơi từ tầng 5 xuống đất. Chủ nhà vội vàng gọi cấp cứu, nhưng nạn nhân vẫn không qua khỏi.

Thợ đang tháo điều hòa bỗng hét lớn, chủ nhà chạy ra thì đã muộn: Cái kết cả 2 gia đình đều thiệt thòi- Ảnh 1.

Sau vụ việc, gia đình anh La đâm đơn kiện anh Trần với lý do anh là người đã yêu cầu tháo dỡ dàn nóng điều hòa, dẫn đến cái chết của nạnn nhân. Họ yêu cầu bồi thường 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng).

Tuy nhiên, phía bị cáo thì phản đối vì cho rằng anh Trần đã nhắc nhở nạn nhân. Tuy nhiên, anh La đã chủ quan, bỏ qua lời cảnh báo nên không thể đổ lỗi cho chủ nhà.

Việc tháo dỡ thiết bị ở nhà cao tầng được coi là một loại công việc đặc biệt. Theo quy định chung của Trung Quốc, bất kỳ công việc nào được thực hiện ở độ cao từ 2 mét trở lên so với mặt đất và có nguy cơ tai nạn đều được coi là làm việc trên cao.

Đồng thời, Trung Quốc cũng có quy định người lao động làm việc trên cao phải có chứng chỉ hành nghề và được trang bị mũ bảo hộ, dây đai an toàn,... trong khi làm việc, nếu không sẽ bị coi là vi phạm về an toàn lao động. Do đó, việc anh La tháo dỡ dàn nóng điều hòa khi không đủ điều kiện an toàn được coi là vi phạm pháp luật.

Vậy khi anh La đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, anh Trần có phải chịu trách nhiệm hay không? Câu trả lời là có, bởi anh La thực hiện công việc tháo dỡ điều hòa là do được anh Trần thuê, vì vậy chủ nhà cũng phải chịu trách nhiệm. 

Vậy trách nhiệm của mỗi bên được phân chia như thế nào? Hành vi của anh La là vi phạm quy định an toàn lao động, vì vậy bản thân anh phải chịu một phần trách nhiệm. Về mặt pháp lý, mối quan hệ giữa anh Trần và anh La không thể được coi là quan hệ lao động, đây chỉ là cách gọi thông thường trong cuộc sống.

Thợ đang tháo điều hòa bỗng hét lớn, chủ nhà chạy ra thì đã muộn: Cái kết cả 2 gia đình đều thiệt thòi- Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Trong trường hợp này, giữa anh Trần và anh La không hề có bất kỳ thỏa thuận nào. Do đó, không thể coi đây là quan hệ lao động chính thức. Vì vậy, anh La phải chịu trách nhiệm chính do đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, anh Trần tắc trách trong quản lý, giám sát nên phải chịu trách nhiệm phụ. 

Cuối cùng, tòa án đã tuyên án, anh Trần phải chịu trách nhiệm phụ trong vụ việc, bồi thường cho gia đình anh La các khoản phí tổn như tổn thất tinh thần, thu nhập bị mất, tiền bồi thường tử vong, chi phí sinh hoạt cho người được anh La nuôi dưỡng,... với tổng số tiền hơn 200.000 NDT (khoảng 700 triệu VND). Cả nguyên đơn và bị đơn đều không có ý kiến gì thêm, vụ án được kết thúc.

Câu chuyện trên là bài học cho tất cả chúng ta. Việc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc là hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp đảm bảo hiệu quả công việc mà còn bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động. Khi làm các công việc như tháo dỡ thiết bị điện, các nguy cơ như điện giật, rơi từ trên cao, hay vật liệu đè nén có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Do đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, sử dụng các trang bị bảo hộ lao động phù hợp và tiến hành đào tạo kỹ lưỡng cho người lao động là các bước không thể thiếu nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn. 

Theo Sohu

Cùng chuyên mục

Đọc thêm