Chứng khoán

Thị trường cơ sở biến động không thuận lợi, thanh khoản phái sinh tăng mạnh

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 9/2022 đã tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào tháng 8 qua đó vượt qua mức giao dịch của tháng 7. Tháng 9 cũng là giai đoạn thị trường cơ sở có nhiều biến động mạnh theo chiều hướng không thuận lợi khi VN30-Index giảm 11,48% so với tháng 8/2022 và đóng cửa phiên cuối tháng 9 tại mức 1.152,01 điểm.

Về giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai VN30 trong tháng 9, khối lượng giao dịch bình quân hợp đồng VN30 đạt 253.723 hợp đồng/phiên, tăng 29,47% so với tháng trước, tương ứng giá trị giao dịch bình quân (theo danh nghĩa hợp đồng) đạt 31.143 tỷ đồng, tăng 24,5% so với tháng trước. Trong đó, phiên giao dịch ngày 28/9/2022 có khối lượng giao dịch lớn nhất trong tháng, đạt 351.080 hợp đồng.

Trong tháng 9, khối lượng mở (OI) hợp đồng tương lai VN30 tăng 17,13% so với tháng trước, đạt 49.476 hợp đồng tại phiên giao dịch cuối tháng 9/2022. Trong đó, phiên giao dịch ngày 27/9/2022 có OI cao nhất tháng đạt 57.325 hợp đồng. Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm so với tháng 8/2022, chiếm 1,66% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Thị trường cơ sở biến động không thuận lợi, thanh khoản phái sinh tăng mạnh - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, tổng KLGD đạt 39,62 triệu hợp đồng, tương ứng tổng GTGD (theo danh nghĩa hợp đồng) đạt 5,27 triệu tỷ đồng. KLGD bình quân 9 tháng đầu năm đạt 215.329 hợp đồng/phiên, tương ứng GTGD bình quân đạt 28.640 tỷ đồng/phiên, lần lượt tăng 14% và 9,62% so với bình quân năm 2021.

Đối với sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm, tổng KLGD 10.330 hợp đồng, tương ứng GTGD theo danh nghĩa 10.988 tỷ đồng, hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm không có giao dịch. Khối lượng OI hợp đồng tương lai TPCP tại thời điểm cuối tháng 9/2022 là 0 hợp đồng. Các giao dịch hợp đồng tương lai TPCP trong tháng 9 đều được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức, trong đó tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chiếm 50%.

Bên cạnh vai trò là một kênh đầu tư, thị trường phái sinh còn thể hiện vai trò phòng vệ rủi ro cho thị trường cơ sở. Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, thị trường phái sinh góp phần làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở, giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, giảm quy mô và mức độ sụt giảm trên thị trường cơ sở.

Do đó, không bất ngờ khi giao dịch phái sinh tiếp tục sôi động trong những giai đoạn thị trường cơ sở có nhiều biến động mạnh. Trong tháng 9, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tính đến cuối tháng 9/2022, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đã đạt hơn 1,1 triệu tài khoản, tăng 1,88% so với tháng trước.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Sẽ có làn sóng “cắt lỗ” chung cư?

Từ nay đến năm 2023 khi ngân hàng tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản, những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ “cắt lỗ” chung cư. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng do giá chung cư tăng mạnh nên không phải “cắt lỗ” mà giảm lãi.

Vững bước tiên phong trên hành trình chuyển đổi số

Cùng với những bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động chuyển đổi số của đất nước cũng như lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã tạo được những dấu ấn nổi bật, khẳng định vị thế tiên phong trong hành trình chuyển đổi số.