Đóng cửa, VN-Index tăng 6,35 điểm (0,5%) lên 1.277,16 điểm, HNX-Index tăng 2,16 điểm (0,72%) đạt 301,3 điểm, UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (0,56%) lên 93,3 điểm.
Mặc dù đã rất nỗ lực trong nửa cuối phiên chiều, VN-Index đã không thể đóng cửa tại mốc cao nhất ngày khi áp lực bán dâng cao quanh kháng cự 1.280 điểm. Tiếp nối xu hướng tăng điểm của phiên trước đó, thị trường có thêm một phiên hồi phục tích cực về cả điểm số lẫn thanh khoản.
Mặc dù tâm điểm hút tiền thuộc về nhóm vốn hóa vừa và nhỏ nhưng không thể phủ nhận nỗ lực lấy lại sắc xanh của các cổ phiếu trong rổ VN30, đặc biệt là nhóm nhà băng.
Mặc dù nhiều mã quay đầu điều chỉnh như EIB, LPB, SHB, SSB, VIB,... nhóm ngân hàng vẫn là nhân tố giúp thị trường trụ vững trước các đợt rung lắc trong phiên. Trong số 10 mã ảnh hưởng tích cực nhất lên thị trường có tới 4 đại diện đến từ nhóm ngân hàng, nổi bật là sắc xanh của VCB giúp chỉ số chính có thêm 2 điểm. Đến cuối phiên, có 4 ngành giảm điểm là bia & đồ uống, chứng khoán, thép, phần mềm.
Tính đến 14h00, VN-Index tăng 3,25 điểm (0,26%) lên 1.274,07 điểm, VN30-Index tăng 1,38 điểm (0,11%) đạt 1.293,38 điểm.
Đà tăng của thị trường dần thu hẹp trong phiên chiều với sự đuối sức của nhóm vốn hóa lớn. Về diễn biến nhóm ngành, cổ phiếu bia & đồ uống tiếp tục diễn biến kém sắc, cộng hưởng với áp lực điều chỉnh đến từ các nhóm thép, bất động sản, bán lẻ, chứng khoán đã khiến thị trường đánh mất nỗ lực tăng mạnh trước đó.
Theo quan sát, dầu khí, hóa chất phân bón, xây Dựng và điện nước là các nhóm hút được dòng tiền phiên chiều nay.
Ở rổ VN30, cán cân giao dịch khá cân bằng với 14 mã tăng/13 mã giảm. Trong đó, VCB, VNM, TCB, CTG, GAS,... đóng vai trò gồng đỡ. Chiều ngược lại, SAB, BID, MWG và HPG vẫn là những lực cản chính của thị trường.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,72 điểm (0,53%) lên 1.277,53 điểm, HNX-Index tăng 0,9 điểm (0,3%) lên 300,04 điểm, UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (0,32%) lên 93,08 điểm.
Đà tăng có phần hạ nhiệt về cuối phiên sáng. Áp lực bán dâng cao đã khiến chỉ số quay đầu khi gặp mốc cản 1.280 điểm.
Theo quan sát, nhóm ngân hàng là động lực tăng chính của thị trường phiên sáng nay với mức đóng góp hơn 3,5 điểm cho VN-Index. Ngoài BID đỏ nhẹ, BAB, EIB, NVB, SGB, SSB và VBB đứng giá tham chiếu, các mã còn lại đồng loạt tăng điểm. Nổi bật nhất có thể kể đến KLB tăng 2,7% lên 26.200 đồng/cp, theo sau là PGB (+2,1%), VCB (+2,1%), TCB (+1,5%), NAB (+1,4%), CTG (+1,3%), STB (+1,2%), VAB (+1%),...
Cùng với đó, nhóm sản xuất thực phẩm với đại diện chính là VNM cũng góp phần cùng cố thêm cho sắc xanh của thị trường. Tương tự, dòng phân bón, hóa chất cũng trở lại hút tiền sau chuỗi điều chỉnh trước đó, điển hình như VAF (+6%), DCM (+5,4%), BFC (+3,8%), DPM (+3,6%), DGC (+3,4%),...
Trong khi đó, cổ phiếu bia và đồ uống giao dịch kém sắc với sấc đỏ chủ yếu đến từ mã SAB. Dừng phiên sáng nay, cổ phiếu của Sabeco giảm 1,8% về 186.500 đồng/cp. Với diễn biến hiện tại, VN-Index tiếp tục quay lại mốc kháng cự 1.280, chỉ số có thể chưa vượt được ngay mà tiếp tục rung lắc phiên chiều.
Tính đến 11h00, VN-Index tăng 9,38 điểm(0,74%) lên 1.280,19 điểm, VN30-Index tăng 8,4 điểm (0,65%) đạt 1.300,4 điểm.
Thị trường chứng khoán nới rộng đà tăng về giữa phiên sáng với sự khởi sắc của các nhóm ngành. Theo đó, xu hướng tăng giá đồng thuận đã giúp VN-Index vượt mốc 1.280 điểm.
Tính đến 9h45, VN-Index tăng 2,7 điểm (0,21%) lên 1.273,51 điểm, HNX-Index tăng 0,72 điểm (0,24%) đạt 299,87 điểm.
Tiếp nối xu hướng hồi phục phiên trước đó, thị trường chứng khoán phiên sáng nay mở cửa trong sắc xanh với nỗ lực của nhóm vốn hóa lớn.
Theo quan sát, rổ VN30 giao dịch tương đối tích cực với số mã tăng đang chiếm ưu thế. Cụ thể, VNM dẫn đầu chiều tăng với tỷ lệ 2%, theo sau là HDB (+1,6%), CTG (+1,3%), VIB (+1,4%), VCB (+1,4%), VIC (+1,1%), BVH (+1,1%),... Chiều ngược lại, STB, VJC, BID, ACB, MSN và VRE giảm chưa đến 1%.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 23/8 tiếp tục đóng cửa dưới tham chiếu khi nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ gửi đi những thông điệp cứng rắn về việc nâng lãi suất để chống lạm phát.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 154 điểm, tương đương 0,47%, và đóng cửa ở gần 32.910 điểm. S&P 500 giảm 0,22% còn 4.129 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite gần như đi ngang.
Đây là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp đối với cả S&P 500 và Dow Jones. Phiên trước đó (22/8), cả hai chỉ số này cùng ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 6, Dow Jones mất 643 điểm.