Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (22/9): Đồng loạt hồi phục, VN-Index đảo chiều tăng hơn 4 điểm

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,15 điểm (0,34%) lên 1.214,7 điểm, HNX-Index tăng 0,09 điểm (0,03%) lên 265,18 điểm, UPCoM-Index tăng 0,32 điểm (0,36%) đạt 88,55 điểm.

VN-Index dừng chân ở mốc 1.214,7 điểm, tăng hơn 4 điểm tương ứng 0,34% với thanh khoản cải thiện rõ rệt so với phiên giao dịch hôm qua. Với việc thanh khoản cải thiện khi VN-Index thủng mốc 1.200 cho thấy lực cầu bắt đáy bắt đầu có sự tích cực hơn, có thể do nhiều nhà đầu tư đã cởi bỏ được một phần tâm lý sau khi cuộc họp Fed đã ngã ngũ.

Dòng cổ phiếu giao dịch nổi bật hôm nay có dầu khí, chứng khoán, đầu tư công, xây dựng, bán lẻ, phân bón... Đặc biệt dòng chứng khoán đã cho thấy một vài dấu hiệu đầu tiên cho việc tạo đáy khi mà nhóm này đã có sự điều chỉnh trước thị trường chung.

Thị trường cuối phiên chứng kiến pha lội ngược dòng ngoạn mục của nhóm vốn hóa lớn. Trụ GAS nhường chỗ cho SSI vươn lên dẫn dắt thị trường. Cổ phiếu của Chứng khoán SSI đóng cửa tại giá cao gần nhất phiên là 21.100 đồng/cp, tăng 2,7% so với phiên trước. Theo quan sát, cú hích từ vốn hóa vừa và nhỏ giúp cổ phiếu lớn trong rổ VN30 kịp lấy lại sắc xanh khi đóng cửa.

Giao dịch khối ngoại nhuốm màu ảm đạm khi họ đẩy mạnh bán ròng gần 385 tỷ đồng trên HOSE. NĐT ngoại rút ròng mạnh hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường với tâm điểm giao dịch thuộc về NLG (108 tỷ đồng), KDH (79 tỷ đồng), VHM (36 tỷ đồng), VCB (33 tỷ đồng), NVL (32 tỷ đồng), CTG (27 tỷ đồng).

Về thanh khoản, dòng tiền bắt đáy chủ động gia nhập giúp giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 10.187 tỷ đồng, tăng 35% so với phiên liền trước. Tính chung toàn thị trường thanh khoản đạt 13.534 tỷ đồng.

VN-Index đóng cửa trên mốc 1.200 và vẫn là xu hướng đi ngang trong biên độ 1.200 - 1.220, thông tin nhạy cảm không còn quá nhiều và chỉ còn chờ vào các thông tin liên quan tới báo cáo tài chính quý III/2022 sắp được công bố tới đây.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 5,54 điểm (0,46%) còn 1.205,01 điểm, VN30-Index giảm 8,85 điểm (0,72%) xuống 1.219,35 điểm.

Dòng tiền được cải thiện về cuối phiên chiều khi sắc xanh đến từ hầu hết các nhóm ngành và VN-Index thành công giữ vững mốc 1.200. Theo quan sát, nhóm chứng khoán đồng loạt hồi phục và giúp thị trường dần cân bằng trở lại.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 12,02 điểm (0,99%) xuống 1.198,53 điểm, HNX-Index giảm 3,27 điểm (1,23%) về 261,82 điểm, UPCoM-Index giảm 0,5 điểm (0,57%) còn 87,73 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 22/9. (Nguồn: VNDirect).

Càng về cuối phiên sáng, VN-Index về quanh mốc 1.200 với lực cầu khá lỏng lẻo, chưa có động lực hồi phục. Sắc đỏ lấn át mạnh hơn vào thời điểm cuối phiên với các mã như KDH giảm 3,8%, VHM giảm 2,6% hay VIC với 2,1%. Duy nhất GAS trong rổ VN30 tăng nhẹ giúp nâng đỡ thị trường.

Các mã nhóm bán lẻ như HTM, SMA, PET cùng tăng điểm. Trong khi MWG và FRT lần lượt giảm 2,1% và 0,7%. Nhóm ngân hàng chỉ còn OCB, SGB, EIB tăng điểm giữa sắc đỏ của nhóm. Tương tự với dầu khí khi GAS đi ngược với sắc xanh. Trong khi đó, nhóm bất động sản giảm hàng loạt. 

Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường hơn 6.013 tỷ đồng, tăng gần 33% so với phiên trước. Trong đó, HOSE có thanh khoản 208,2 triệu đơn vị (5.096 tỷ đồng), HNX với gần 29,9 triệu đơn vị (582 tỷ đồng) và UPCoM với gần 21,9 triệu đơn vị (334 tỷ đồng).

Liên quan đến giao dịch của nhóm NĐT nước ngoài, khối này đẩy mạnh bán ròng gần 215 tỷ đồng, trong đó hoạt động rút vốn tập trung ở NLG (60,3 tỷ đồng), KDH (39,5 tỷ đồng), VHM (33,5 tỷ đồng), KBC (19 tỷ đồng),...

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 10,95 điểm (0,9%) còn 1.199,6 điểm, VN30-Index giảm 15,18 điểm (1,24%) xuống 1.213,02 điểm.

VN-Index vẫn giao dịch với dòng tiền yếu tới giữa phiên và tạm thời vẫn chưa có nhóm dẫn dắt. Theo quan sát, xây dựng, hạ tầng vẫn là nhóm giao dịch tịch cực nhất trong phiên hôm nay.

Tính đến 9h30, VN-Index giảm 9,53 điểm (0,79%) xuống 1.201,02 điểm, HNX-Index giảm 1,6 điểm (0,6%) về 263,5 điểm, UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (0,37%) còn 87,91 điểm.

VN-Index rung lắc mạnh đầu phiên theo hiệu ứng của chứng khoán Mỹ. Thậm chí có thời điểm chỉ số chính thủng mốc 1.200. Trong đó, giao dịch kém sắc của nhóm vốn hóa lớn tiếp tục là nguyên nhân chính khiến thị trường đi xuống. Toàn bộ cổ phiếu trong rổ VN30 đỏ lửa, trong đó giảm mạnh nhất là VIC, VHM, MWG.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 21/9 đồng loạt đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng lãi suất 75 điểm cơ bản (bps) lần thứ 3 liên tiếp và cam kết sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 522 điểm, tương đương 1,7%, và đóng cửa ở gần 30.184 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 1,71% và dừng ở gần 3.790 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite sụt 1,79% còn 11.220 điểm. 

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

MyVIB 2.0 nâng tầm trải nghiệm với nhiều tiện ích miễn phí và ưu đãi hấp dẫn

Những nền tảng ngân hàng số mạnh như MyVIB 2.0, không chỉ gói gọn trong các giao dịch tài chính cơ bản, mà còn cung cấp hàng trăm tiện ích đáp ứng hầu hết các nhu cầu giao dịch của người dùng. Đặc biệt, người dùng được miễn phí hoàn toàn và hưởng nhiều ưu đãi khi thanh toán dịch vụ.

Pyn Elite Fund: Kinh tế Việt Nam đủ khả năng chống chọi với mọi cuộc khủng hoảng, thị trường chứng khoán đang rẻ một cách "đặc biệt"

Pyn Elite Fund cũng dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta có thể đạt mức 7,5% trong năm nay. Tuy nhiên, báo cáo hạ dự phóng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống mức 5,5% trong năm 2023 do lo ngại xuất khẩu có thể chậm lại bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu và Mỹ.