Đóng cửa, VN-Index giảm 10,27 điểm (0,97%) còn 1.051,58 điểm, HNX-Index giảm 1,43 điểm (0,63%) về 226,46 điểm, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,19%) xuống 80,01 điểm.
VN-Index đóng cửa ở mốc 1.051,58 điểm, giảm hơn 10 điểm tương ứng 0,97%, thanh khoản sụt giảm. Các dòng cổ phiếu chứng kiến đà hồi phục tích cực trong phiên có thể kể đến như dầu khí, điện nước, hóa chất - phân bón, xây dựng,... Một số dòng yếu hơn là thép, bất động sản, ngân hàng...
VN-Index giảm sâu từ đầu phiên và duy trì sắc đỏ trong cả phiên giao dịch nhưng có sự rút chân về cuối phiên và đóng cửa vẫn trên mốc 1.050. Điểm trừ là thanh khoản thấp và dòng tiền chưa có sự lan tỏa.
Về cơ bản phiên chiều, VN-Index có rút chân để thu hẹp đà giảm nhưng các dòng cổ phiếu hồi phục chưa đồng đều và dòng tiền duy trì thận trọng, số mã đỏ vẫn chiếm đa số. Dưới góc độ kỹ thuật, đáy 2 vẫn chưa được xác lập và rung lắc vẫn có thể tiếp diễn trong một vài phiên tới.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 21,11 điểm (1,99%) còn 21,11 điểm, VN30-Index giảm 26,08 điểm (2,46%) còn 1.035,31 điểm.
Thị trường đầu phiên chiều nhìn chung có cải thiện hơn so với phiên sáng khi một số nhóm cổ phiếu đã bắt đầu có sắc xanh lan tỏa dần, điển hình như một số mã dầu khí PVD (+4,5%), PVB (+1,8%), PVC (+1,7%), PVS (+1,3%),...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 24,27 điểm (2,29%) còn 1.037,58 điểm, HNX-Index giảm 3,45 điểm (1,51%) còn 224,44 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,44%) về 79,81 điểm.
Về cuối phiên sáng, áp lực bán càng tăng dần lên khiến thị trường phiên sáng chìm sâu trong sắc đỏ. Lực cầu dường như vẫn thận trọng thể hiện qua các nhịp giảm gối đầu. Nhóm vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến thị trường đi xuống với loạt mã trụ như VCB, VHM, VIC, BID, VPB, TCB, GAS tác động tiêu cực lên chỉ số.
Độ rộng sàn HOSE nghiêng về bên bán với 376 mã giảm, trong khi chỉ có 72 mã tăng và 37 mã đứng giá tham chiếu. Phiên điều chỉnh sáng nay chưa thu hút sự chú ý của dòng tiền khi thanh khoản ghi nhận sụt giảm. Khối lượng giao dịch đạt gần 216,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.882 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đóng góp 3.788 tỷ đồng, giảm 26% so với phiên trước.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 18,92 điểm (1,78%) về 1.042,93 điểm, VN30-Index giảm 20,6 điểm (1,94%) về 1.040,79 điểm.
Áp lực bán tiếp diễn khiến chỉ số chính nới rộng đà giảm. Hiện VN-Index giảm gần 19 điểm với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Theo quan sát, sắc đỏ phủ bóng lên hầu hết các nhóm ngành, ngoại trừ nhóm điện nỗ lực giữ được sắc xanh.
Tại nhóm vốn hóa lớn trong rổ VN30, chỉ có 2 mã giao dịch trên ngưỡng tham chiếu là STB và VNM, các mã còn lại đều đang giao dịch trong vùng giá đỏ.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 14,04 điểm (1,32%) về 1.047,81 điểm, HNX-Index giảm 0,96 điểm (0,42%) xuống 226,93 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,04%) còn 80,13 điểm.
Sau chuỗi tăng điểm 3 phiên liên tục vào cuối tuần trước, thị trường chứng khoán đầu tuần mới trở lại với sắc đỏ từ đầu phiên, VN-Index giảm 8 điểm khi mở cửa. Áp lực điều chỉnh có phần chậm lại khi VN-Index chạm xuống vùng hỗ trợ tại khu vực 1.045 điểm.
Theo quan sát, hầu hết các nhóm ngành đều chịu áp lực giảm từ đầu phiên, điển hình như ngân hàng, bất động sản, dầu khí, bán lẻ, thép,... Số ít ngành như sản xuất thực phẩm, điện đang giao dịch khởi sắc hơn so với phần còn lại của thị trường.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ sa sút trong phiên cuối tuần 14/10 sau khi hồi phục mạnh mẽ trong ngày thông báo chỉ số giá tiêu dùng 13/10. Một báo cáo mới cho thấy kỳ vọng lạm phát của người dân đang tăng cao.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 404 điểm, tương đương 1,34%, và đóng cửa ở gần 29.635 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 kết phiên cuối tuần ở 3.583 điểm, tương ứng giảm 2,37%. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 3,08% và dừng ở 10.321 điểm.
Đây là phiên giảm thứ 7 trong 8 phiên gần đây nhất của cả hai chỉ số. Xét chung cả tuần qua, S&P 500 tăng 1,15% trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm tương ứng 1,55% và 3,11%.