Đóng cửa, VN-Index giảm 7,63 điểm (0,61%) về 1.240,77 điểm, HNX-Index giảm 2,17 điểm (0,77%) xuống 279,42 điểm, UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (0,26%) còn 90,16 điểm.
VN-Index đóng cửa ở mốc 1.240,77 điểm, giảm gần 8 điểm với thanh khoản tăng mạnh so với phiên giao dịch hôm qua. Trong phiên sáng chỉ số giảm tương đối mạnh theo hiệu ứng từ thị trường Mỹ nhưng vẫn giữ được cột mốc quan trọng quanh 1.228 điểm.
Do đó việc tạo ra một cây nến rút chân đóng cửa trên mốc 1.240 trong phiên chiều nay là khá đúng kỹ thuật và nhịp test này có thể tạo đà cho VN-Index hồi phục tiếp quanh 1.250 - 1.260 điểm trong 1 - 2 phiên tới. 1.228 sẽ là mốc quyết định nhịp hồi của VN-Index có còn tiếp diễn hay không.
Phiên hôm nay nổi bật là nhóm ngành đầu tư công, dầu khí, chứng khoán, thép,... Phản ứng yếu hơn là nhóm phân đạm, ngân hàng, điện, nước, bất động sản...
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 10,23 điểm (0,82%) về 1.238,17 điểm, VN30-Index giảm 13,24 điểm (1,04%) xuống 1.259,24 điểm.
Thị trường chứng khoán phiên chiều ghi nhận cú rút chân nhẹ sau khi VN-Index chạm hỗ trợ 1.228 điểm lần thứ hai. Thanh khoản phiên rung lắc tăng mạnh hơn vài phiên trước và đang đạt gần mức trung bình 20 phiên. Thị trường có hồi phục nhưng lực cầu là chưa mạnh, số mã đỏ vẫn áp đảo và gấp gần 4,5 lần số mã xanh ở thời điểm hiện tại.
Tại nhóm ngân hàng, ngoài KLB giữ được sắc xanh, EIB thậm chí tăng kịch trần lên 33.050 đồng/cp. Các mã còn lại đồng loạt giao dịch trong vùng giá đỏ.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 17,23 điểm (1,38%) còn 1.231,17 điểm, HNX-Index giảm 4 điểm (1,42%) về 277,59 điểm, UPCoM-Index giảm 0,79 điểm (0,88%) về 89,6 điểm.
VN-Index chạm hỗ trợ 1.228 có rút chân theo kỹ thuật nhưng lực hồi trong phiên sáng nhìn chung không mạnh mẽ và lan tỏa, do đó chưa tạo ra nhiều biên độ để nhà đầu tư trading trong ngày và cần phải chờ đợi thêm phản ứng trong phiên chiều.
Sắc đỏ trùm lên nhóm VN30 toàn bộ cổ phiếu trong rổ đều kết phiên sáng dưới ngưỡng tham chiếu. Trong đó, HDB là mã giảm sâu nhất với tỷ lệ mất giá là 2,9%. Kế đến, thị giá SAB cũng giảm 2,4% về mốc 186.500 đồng/cp. Tuy nhiên, với trọng số lớn thì VIC, GAS, BID, VCB, VNM mới là các lực cản chính trên thị trường.
Bên cạnh đà lao dốc của nhóm bluechips, cổ phiếu midcap và penny cũng không nằm ngoài xu hướng điều chỉnh của thị trường chung. Tuy nhiên điểm sáng là tỷ lệ giảm của các cổ phiếu đều không quá lớn, cho thấy thị trường chưa rơi vào áp lực bán tháo.
Tính đến 10h30, VN-Index giảm 14,53 điểm (1,16%) còn 1.233,87 điểm.
Cổ phiếu trụ tiếp tục diễn biến tiêu cực về giữa phiên sáng với loạt mã gây áp lực như VHM, BID, VNM, VIC, VCB, GAS,... Theo quan sát, cổ phiếu nhóm hạ tầng, đầu tư công đang ngược chiều bứt phá khi thị trường vẫn đang giảm 15 điểm, điển hình như VCG (+5%), C4G (+3,6%), FCN (+3,3%), HHV (+2,4%), HBC (+2,1%), LCG (+1,9%),...
Tính đến 9h20, VN-Index giảm 17,11 điểm (1,37%) còn 1.231,29 điểm, HNX-Index giảm 3,34 điểm, UPCoM-Index giảm 0,82 điểm (0,91%) về 89,57 điểm.
Đầu phiên nhiều cổ phiếu giảm mạnh theo hiệu ứng Dow Jones đêm qua khiến thị trường chung lao dốc. Dow Jones giảm mạnh ảnh hưởng về mặt tâm lý là khó tránh khỏi dù thực tế không phải lúc nào hai thị trường cũng đồng pha.
Dữ liệu lịch sử cho thấy VN-Index không phản ứng quá tiêu cực sau những lần Dow Jones lao dốc, cho nên nhà đầu tư được khuyến nghị không cần quá hoảng loạn vào phiên sáng nay và cung cầu được kỳ vọng sẽ cân bằng lại sau khung giờ 10h30.
Thời điểm hiện tại chỉ số đang quay lại test MA50, một lần nữa tạo 2 đáy. Chỉ số chính cần phải rút chân quanh 1.230 thì nhịp hồi phục của thị trường vẫn còn cơ hội tiếp tục.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 13/9 cắm đầu giảm sâu sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cho thấy lạm phát cao hơn dự báo, dẫn tới nguy cơ Fed tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 1.276 điểm, tương đương 3,94%, và đóng cửa ở gần 31.105 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,32% còn 3.933 điểm. Nasdaq Composite giảm sâu nhất khi mất 5,16% và đóng cửa ở 11.634 điểm.