Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (12/7): Cổ phiếu BĐS đồng loạt tăng trần, VN-Index lên gần 20 điểm với sắc xanh lan tỏa

Đóng cửa, VN-Index tăng 19,53 điểm (1,69%) lên 1.174,82 điểm, HNX-Index tăng 5,06 điểm (1,83%) lên 281,99 điểm, UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (0,61%) lên 86,78 điểm.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 12/7. (Nguồn: VNDirect). 

Thị trường chứng khoán có phiên trả điểm khi lấy lại phần điểm đã mất trong phiên trước đó. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên lên 1.174,82 điểm, tăng gần 20 điểm với thanh khoản thấp kỷ lục.

Thị trường biến động nghiêng về bên mua khi các cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu trụ như BID, GAS, GVR đóng vai trò nâng đỡ các chỉ số. Bên cạnh đó, nhóm bất động sản, điện, thủy sản, cảng biển và đa số các nhóm ngành đều có sự hồi phục rõ rệt so với phiên hôm qua.

Tuy phiên thị trường hồi phục về điểm số nhưng với thanh khoản thấp cho thấy dòng tiền lớn vẫn khá thờ ơ việc bắt đáy.

Tính đến 13h55, VN-Index nới rộng đà tăng lên 14,05 điểm (1,22%) chạm ngưỡng 1.169,34 điểm, HNX-Index tăng 5,11 điểm (1,85%) lên 282,04 điểm, UPCoM-Index tăng 0,32 điểm (0,37%) đạt 86,57 điểm. 

Giao dịch tích cực ở đầu phiên chiều kéo sắc xanh trở lại nhóm cổ phiếu thép, trong đó nổi bật là HSG tăng gần 4%, theo sau là NLG (+3,7%), TLH (+3,1%), VGS (+2,9%), TVN (+2,5%), HPG (+1,1%),... Đáng chú ý, đà tăng được nới rộng nhờ xu hướng tăng giá đồng thuận của các nhóm ngành và các nhóm cổ phiếu.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,36 điểm (0,55%) lên 1.161,65 điểm, HNX-Index tăng 2,62 điểm (0,95%) lên 279,55 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,1%) đạt 86,34 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 12/7. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường duy trì giao dịch trong vùng giá xanh về cuối phiên sáng. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 6.387 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước. Trong đó, HOSE có thanh khoản gần 278 triệu đơn vị (5.29 tỷ đồng), HNX với 33 triệu đơn vị (732 tỷ đồng) và UPCoM với 18,7 triệu đơn vị (326 tỷ đồng).

Số mã tăng điểm chiếm đa số toàn thị trường với 495 mã. Riêng nhóm VN30 có 18 mã tăng/9 mã giảm. GVR là mã tăng tốt nhất rổ VN30 khi dừng phiên sáng trong sắc tím trần với khối lượng dư mua trên 550.000 đơn vị. Ngoài ra, nhiều mã như GAS, POW, HDB, PLX, MBB, ACB, KDH,... có mức tăng tốt trong phiên.

Độ rộng của đà tăng phủ sóng nhiều nhóm cổ phiếu như ngân hàng, hóa chất, dầu khí, xây dựng & vật liệu. Giao dịch của khối ngoại tiếp tục nhuốm màu ảm đạm của thị trường phiên sáng nay. Trong đó, khối này bán ròng hơn 128 tỷ đồng, chủ yếu giải ngân vào VHM (26 tỷ đồng), VCB (17 tỷ đồng), VIC (13 tỷ đồng),....

Tính đến 10h45, VN-Index tăng 5,57 điểm (0,48%) đạt 1.160,86 điểm, HNX-Index tăng 3,15 điểm (1,14%) lên 280,08 điểm, UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,2%) đạt 85,42 điểm.

Thị trường dần ổn định trở lại về giữa phiên sáng. Nhóm bất động sản khu công nghiệp tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền với loạt mã tăng kịch trần gồm KBC, GVR, LHG, SZC, tương tự sắc xanh còn lan tỏa tại các cổ phiếu như PHR, VGC, SIP, IDC, HDC, BCM, NTC, D2D,...

Tính đến 9h30, VN-Index giảm 1,04 điểm (0,09%) về 1.154,25 điểm, HNX-Index tăng 0,86 điểm (0,31%) lên 277,79 điểm, UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,15%) đạt 86,38 điểm.

Trong phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm điểm trở lại sau 2 phiên hồi phục nhẹ với thanh khoản kém. Nhóm ngân hàng chạm kháng cự ngắn đã bị điều chỉnh giảm trở lại, gây áp lực đồng thời lên chỉ số chung, xác nhận một phiên sử dụng trụ để điều tiết chỉ số. 

Sang đến phiên hôm nay, mặc dù xuất hiện sắc xanh xuất hiện ngay khi mở cửa nhưng đà bán ngay lập tức khiến chỉ số nhúng đỏ và hiện vẫn tiếp tục giằng co quanh ngưỡng tham chiếu. Mặc dù số mã tăng chiếm ưu thế trong rổ VN30 nhưng chỉ số vẫn đang ghi nhận mức giảm hơn 2 điểm. Trong đí VIC và VHM tiếp tục là 2 lực cản mạnh nhất với tỷ lệ mất giá lần lượt là 2,6% và 2,1%.

Điều này cho thấy, dù rằng tại vùng đáy cũ 1.150 Index cho phản ứng rút chân tuy nhiên tâm lý giao dịch vẫn bị ảnh hưởng tương đối, điểm yếu của chỉ số chung vẫn liên tục bộc lộ. Nhìn chung khi nhóm vốn hóa lớn còn chưa tìm được vùng hỗ trợ thì dư địa giảm sẽ còn. Trong thời gian tới, điểm quan sát sẽ là chiều tạo điểm cân bằng. 

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 11/7 giảm điểm khi nhà đầu tư đang đợi kết quả kinh doanh của loạt doanh nghiệp lớn để đánh giá tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh. 

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 164 điểm, tương ứng 0,52%, và kết phiên ở gần 31.174 điểm. S&P 500 giảm 1,15% còn 3.854 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm sâu nhất khi mất 2,26% và đóng cửa ở gần 11.373 điểm.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm