Đóng cửa, VN-Index giảm 16,02 điểm (1,37%) xuống 1.155,29 điểm, HNX-Index giảm 0,87 điểm (0,31%) về 276,93 điểm, UPCoM-Index giảm 0,71 điểm (0,82%) còn 86,25 điểm.
VN-Index dừng chân ở mốc 1.155,29 điểm giảm hơn 16 điểm với thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước. Là tác nhân chính gây nên đà giảm của thị trường trong phần lớn thời gian, song bộ đôi VIC và VHM lại hồi phục khá mạnh khi đóng cửa. Cụ thể, VIC được kéo về mốc tham chiếu trong khi VHM chỉ giảm 0,8% về 60.500 đồng/cp.
Mặc dù vậy, diễn biến của rổ VN30 không mấy tích cực khi đóng cửa chỉ số giảm gần 23 điểm. Trong đó, TCB là mã giảm sâu nhất khi kết phiên mất 5,2% thị giá, kế đó là TPB (-4,1%), VPB (-3,8%), POW (-3,8%), VRE (-3,7%),... Chiều ngược lại chỉ có 2 mã giữ được sắc xanh là SSI (+1,2%), PLX (+0,4%),...
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 19,56 điểm (1,67%) còn 1.151,75 điểm, VN30-Index giảm 25,92 điểm (2,1%) xuống 1.205,62 điểm.
Thị trường biến động tiêu hơn trong phiên chiều khi lực bán tiếp tục dâng cao ở họ Vingroup và dòng ngân hàng. Sau 14h áp lực bán mạnh lan tỏa hết các nhóm ngành, duy nhất cổ phiếu nhóm bất động sản - khu công nghiệp duy trì sắc xanh.
Theo quan sát, Top10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index đã lấy đi hơn 16 điểm của chỉ số. Ở phía ngược lại Top10 cổ phiếu đóng vai trò nâng đỡ chỉ giúp VN-Index có thêm hơn 1 điểm. Sự chênh lệch này cũng phần nào cho thấy cán cân giao dịch đang hoàn toàn nghiêng về bên bán.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 9,04 điểm (0,77%) xuống 1.162,27 điểm, HNX-Index giảm 1,06 điểm (0,38%) về 276,74 điểm, UPCoM-Index giảm 0,81 điểm (0,93%) còn 86,15 điểm.
Thị trường hồi phục về cuối phiên sáng hôm nay. Mặc dù vậy sắc đỏ vẫn áp đảo thị trường khi sàn HOSE có 163 mã tăng giá, 265 mã giảm giá và 57 mã đứng giá tham chiếu.
Trong rổ VN30, 22 mã giảm giá trong khi có 7 mã tăng giá và 1 mã đứng tham chiếu. Các cổ phiếu VN30 giao dịch khởi sắc trong phiên hôm nay có VNM, PLX, GAS, GVR, BVH, SSI và FPT. Chiều ngược lại VHM, TCB, VRE, VIC, STB, MSN giảm giá trên 2%, tác động tiêu cực lên thị trường chung.
Diễn biến theo từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém sắc với 22/27 mã dừng phiên sáng dưới ngưỡng tham chiếu. Các mã giảm mạnh nhất có thể kể đến như TCB (-3,1%), NVB (-2,9%), STB (-2%), VIB (-1,8%), MBB (-1,8%), PGB (-1,7%), KLB (-1,6%),...
Diễn biến tương tự, cổ phiếu nhóm chứng giao giao dịch trái chiều với các mã tăng giá như WSS, CSI, VFS, TVS, CTS, TVB, AAS, AGR, SSI,...
Với nhóm bất động sản, đà tăng diễn ra tại một số cổ phiếu mang tính đầu cơ như DIG, HDC, ITA, CII, SCR, HQC, QCG, CEO, LDG,... trong khi đó bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM và VRE đồng loạt giảm mạnh.
Trong phiên giao dịch kém khởi sắc của thị trường chung, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp khi khối lượng giao dịch đạt gần 37 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.481 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh sàn HOSE đạt 5.587 tỷ đồng.
Tính đến 10h30, VN-Index giảm 13,83 điểm (1,18%) còn 1.157,48 điểm, VN30-Index giảm 17,48 điểm (1,42%) xuống 1.214,06 điểm.
Thị trường tiếp tục nới rộng đà giảm đến giữa phiên sáng. Các mã tăng điểm trên 2% khá ít và không có dòng tiền đủ mạnh để dẫn dắt thị trường. Cổ phiếu tài chính nhóm ngân hàng, chứng khoán giảm sau nhip hồi ngắn, trong khi dòng bất động sản và xây dựng có tín hiệu hồi phục.
Tính đến 9h45, VN-Index giảm 6,81 điểm (0,58%) còn 1.164,5 điểm, HNX-Index giảm 1,24 điểm (0,45%) xuống 276,56 điểm, UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (0,3%) về 86,7 điểm.
Tuần trước, sau khi VN-Index phá đáy 1.160 điểm, thị trường chưa thực sự có một dòng nào đủ an toàn để dòng tiền trú ẩn. Dòng ngân hàng và chứng khoán mặc dù có tăng khoảng 5-10% từ đáy nhưng dòng tiền vào vẫn còn yếu nên ko thể dẫn dắt thị trường, dòng dầu khí thì đã giảm khá mạnh khi có tin tức giá dầu hạ nhiệt.
Sang đến tuần này, thị trường chứng khoán phiên sáng nay (11/7) mở cửa với sắc đỏ chi phối. Có thời điểm VN-Index giảm hơn 12 điểm với lực bán tăng mạnh ở nhóm vốn hóa lớn. Trong đó, bộ đôi họ Vingroup gồm VHM và VIC trở thành lực cản chính của thị trường, riêng 2 mã này đã lấy đi hơn 4 điểm của VN-Index.
Chiều ngược lại thì sắc xanh của SSI đóng vai trò nâng đỡ. Tương tự, lực cầu hiện đang mạnh hơn tại các bluechip như GVR, BVH, HPG, FPT, KDH, PLX,..
Trước đà tăng mạnh của giá thịt lợn, các cổ phiếu có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi đồng loạt bứt tốc. Điển hình như HAG tăng kịch trần từ sớm, PSL tăng 11,3% lên 20.700 đồng/cp, MML (+8,6%), DBC (+6,5%), HNG (+2,1%),....
Tại thị trường quốc tế, những thông tin được dự báo có tác động mạnh tới thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này là chỉ số giá tiêu dùng tháng 6, kỳ vọng lạm phát của người dân và báo cáo kết quả kinh doanh quý II của một số doanh nghiệp lớn.