Kỹ năng sống

CEO tài ba này đã chèo lái một công ty từ chìm sâu trong nợ nần, không nhân tài, không thị trường trở thành “đế chế dệt may” danh tiếng: Tuân thủ đúng 3 nguyên tắc!

Vậy rốt cục, bí mật kinh doanh của người thừa kế thứ hai, Mã Kiến Vinh là gì?

1. Chú trọng chất lượng

Cha của Mã Kiến Vinh, Mã Bảo Hưng, là một chuyên gia dệt may, ông từng là phó giám đốc nhà máy dệt may Thượng Hải 20. Mã Kiến Vinh bắt đầu học nghề với cha mình khi mới 13 tuổi.

Năm 1990, theo lời mời của chính quyền quận Ninh Ba Bắc Lâm, Mã Bảo Hưng trở thành phó tổng giám đốc của công ty TNHH Dệt Ninh Ba Thần Châu, và Mã Kiến Vinh được nhận vào bộ phận đan.

Tuy nhiên, Mã Bảo Hưng đã gặp phải khó khăn ngay khi mới nhậm chức, nhà máy không những không có tiền, không có nhân tài, không có thị trường mà còn "sở hữu" khoản nợ hơn 3 triệu NDT. Ban đầu, ông chạy khắp nơi để xin tài trợ, sau đó mời một thạc sĩ ở Thượng Hải về để giúp đào tạo nhân viên, cuối cùng định vị thị trường và xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản.

Một lần, khi Mã Kiến Vinh đến Nhật Bản để thăm một khách hàng, bên kia nói có một lô quần áo của Thần Châu đã bị phai màu, Mã Kiến Vinh xấu hổ đến mức vội vàng quay về Trung Quốc và đốt hết số quần áo không đạt chất lượng đó.

Việc kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt đã làm cho danh tiếng của Thần Châu ngày càng nổi tiếng. Đến năm 1992, công ty đã chuyển lỗ thành lãi.

Năm 1997, Mã Kiến Vinh tiếp quản Thần Châu và bắt đầu một hành trình mới cho đế chế dệt may này.

2. Nâng cấp hình thức

Thời gian đầu mới nhậm chức, Mã Kiến Vinh đã giành được một khách hàng lớn, đó là Uniqlo. Bên kia yêu cầu Thần Châu hoàn thành đơn hàng 350.000 chiếc trong vòng 20 ngày, đó quả là một thách thức lớn.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Mã Kiến Vinh đã quyết định đối mặt với khó khăn. Ông dẫn dắt công nhân làm thêm giờ và cuối cùng đã hoàn thành dự án đúng tiến độ, chiếm được lòng tin của Uniqlo, hai bên tiến tới hợp tác chiến lược lâu dài.

Lúc này, Mã Kiến Vinh quyết định nâng cấp mô hình, từ OEM (sản xuất thiết bị gốc), thành ODM (sản xuất thiết kế gốc). Sau đó, anh tiếp tục mở rộng chuỗi công nghiệp và mở ra các phân đoạn như sản xuất vải, nhuộm, hoàn thiện, in, thêu, cắt may. Mô hình sản xuất tích hợp này không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn rút ngắn chu kỳ sản xuất, cho phép Thần Châu phát triển nhanh chóng.

Ví dụ, gã khổng lồ ngành thời trang nhanh ZARA, từ khâu thiết kế đến sản xuất cho đến khi lên kệ thành phẩm, quá trình này chỉ mất bốn hoặc năm tuần. Thần Châu có thể giao hàng trong khoảng 15 ngày bất kể số lượng của đơn hàng.

CEO tài ba này đã chèo lái một công ty từ chìm sâu trong nợ nần, không nhân tài, không thị trường trở thành “đế chế dệt may” danh tiếng: Tuân thủ đúng 3 nguyên tắc!  - Ảnh 1.

3. Cải tạo kỹ thuật

Năm 1998, Mã Kiến Vinh bất chấp mọi lời khuyên can, đầu tư 2,8 triệu đô la Mỹ để nhập về máy kéo sợi ở Ý. Sau hai năm phát triển thị trường, khách hàng đổ về Thần Châu như ong thấy mật, Thần Châu phải tiếp tục mua thiết bị.

Năm 2005, Thần Châu Quốc Tế lên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Ngay sau đó, Mã Kiến Vinh đã sử dụng toàn bộ số tiền hơn 900 triệu đô la Hong Kong huy động được từ việc lên sàn để nâng cấp thiết bị, đổi máy nhuộm và khung dệt tiên tiến nhất thế giới.

Về lâu dài, việc nâng cấp thiết bị không chỉ giúp tiết kiệm nhiều chi phí mà còn giúp tăng năng suất lên rất nhiều. Ví dụ, nhập máy cắt tự động có thể tiết kiệm hơn 15% vật liệu.

Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính ập đến, ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề, ai cũng sợ hãi mà né tránh. Thì sau khi nghiên cứu thị trường, Mã Kiến Vinh lại nhận thấy ngành dệt may còn nhiều triển vọng nên đã mạnh dạn đầu tư 400 triệu để mở rộng quy mô và tăng tốc chuyển đổi công nghệ.

Kết quả là năm 2008, doanh thu của Thần Châu Quốc Tế đạt 4,8 tỷ NDT. Sau đó, các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma lần lượt tìm đến Thần Châu.

Theo danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes năm 2018, Mã Kiến Vinh có tài sản lên tới 48,3 tỷ NDT, khiến ông trở thành "người giàu nhất" trong ngành quần áo.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm