Bất động sản

Thêm địa phương sát TP HCM sẽ lên thành phố, nơi này đang có loạt dự án của "ông lớn" BĐS

Thêm địa phương sát TP HCM sẽ lên thành phố, nơi này đang có loạt dự án của "ông lớn" BĐS- Ảnh 1.

Theo báo cáo của Đồ án Quy hoạch chung đô thị Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2045, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Đức Hòa (3 thị trấn và 17 xã) với tổng diện tích 42.511 ha. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; phía Nam giáp huyện Bến Lức, tỉnh Long An; phía Đông giáp huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM); phía Tây giáp huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Trong đó, đô thị Đức Hòa được quy hoạch là thành phố trực thuộc tỉnh Long An; trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; có vai trò trong hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An; trong chuỗi đô thị gắn với vành đai 3, vành đai 4 TP HCM.

Thành phố Đức Hòa còn là trung tâm thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục đào tạo cấp tỉnh, cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chức năng chia sẻ dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, y tế chuyên khoa cho TP HCM; đô thị du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử ven sông Vàm Cỏ Đông.

Thêm địa phương sát TP HCM sẽ lên thành phố, nơi này đang có loạt dự án của "ông lớn" BĐS- Ảnh 2.

Thành phố Đức Hòa, trong tương lai, sẽ là trung tâm thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục đào tạo cấp tỉnh, cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, Đức Hòa là trung tâm công nghiệp tập trung đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản sâu của tỉnh Long An và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng trong kết nối giữa vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường kết nối vùng Tây Nguyên và khu vực cửa khẩu với vương quốc Campuchia; có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

Với tầm nhìn xây dựng Đức Hòa trở thành thành phố công nghiệp sinh thái – hiện đại – giàu bản sắc, Đồ án tập trung vào 4 chiến lược phát triển, đó là: Tăng cường kết nối nội vùng và liên kết vùng, phát huy vị thế tiếp giáp trực tiếp với TP HCM; phát triển đô thị sinh thái, năng động và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển đô thị - công nghiệp công sinh, tái cấu trúc ngành công nghiệp; bảo tồn và phát triển giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử cách mạng.

Về cấu trúc phát triển đô thị, Đức Hòa được quy hoạch theo mô hình tập trung đa cực kết hợp cấu trúc 3 hành lang (cao tốc Bắc Nam, đường vành đai 4, hành lang liên kết đô thị) và 3 vành đai (công nghiệp, sinh thái, xanh tự nhiên).

Về định hướng phát triển không gian, khu vực nội thị chia thành 12 phân khu để quản lý, bao gồm: Khu đô thị (KĐT) trung tâm Đức Hòa hiện hữu; KĐT sinh thái Mỹ Hạnh; KĐT thương mại, dịch vụ; KĐT sinh thái phía Tây tuyến 823D; KĐT công nghiệp Đức Hòa 3; KĐT công nghiệp Mỹ Hạnh; KĐT công nghiệp Đức Hòa Đông; KĐT công nghiệp Đức Hòa Hạ; KĐT cửa ngõ phía Đông Bắc; KĐT dịch vụ, vui chơi giải trí Tân Mỹ; KĐT hành chính Hậu Nghĩa; KĐT sinh thái ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đức Hoà có lợi thế lớn về công nghiệp

Trong đó, dự án khu đô thị mới Tân Mỹ có tổng diện tích 930,89ha tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà. Quy mô dân số khoảng 81.000 người. Các công trình bao gồm 8.338 căn nhà ở liền kề; 4.755 căn biệt thự; 7.049 căn nhà ở xã hội (129 căn nhà ở thấp với 7.280 căn hộ chung cư); 384 căn nhà ở tái định cư. Trong đó, diện tích xây nhà ở thương mại là hơn 674ha; nhà ở xã hội 504.868m2; nhà ở tái định cư 116.020m2.

Thêm địa phương sát TP HCM sẽ lên thành phố, nơi này đang có loạt dự án của "ông lớn" BĐS- Ảnh 3.

Nằm tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Đức Hòa có lợi thế lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư.

Tổng mức đầu tư hơn 74,4 nghìn tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện gần 60,2 nghìn tỷ đồng, chi phí bồi thường và tái định cư hơn 14,2 nghìn tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án 7 năm (kể từ ngày có quyết định chấp thuận nhà đầu tư).

Được biết, CTCP Đầu tư Xây dựng Thái Sơn và CTCP Đầu tư Xây dựng Đại An đều là các công ty con của Vinhomes (tính đến cuối năm 2023).

Nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, điều này mang lại cho huyện Đức Hòa lợi thế lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.

Hiện tại, Đức Hòa có tổng cộng 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.191 ha. Trong đó, 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.011 ha, thu hút 1.078 doanh nghiệp, bao gồm 531 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 547 doanh nghiệp đầu tư trong nước (DDI).

Tổng số vốn đầu tư FDI đạt 2.823 triệu USD và vốn DDI là 67.737 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp này là gần 60%. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 7 khu công nghiệp đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng. Điều này cho thấy tiềm năng mở rộng và phát triển công nghiệp vẫn còn rất lớn.

Bên cạnh đó, huyện Đức Hòa có 20 cụm công nghiệp theo quy hoạch với tổng diện tích 997 ha; trong đó, 10 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích 595 ha, thu hút 540 doanh nghiệp và đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình gần 91%. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có khoảng 3.440 doanh nghiệp đang hoạt động bên ngoài khu, cụm công nghiệp.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm